Sẽ không có kết quả lớn từ Hội nghị Thượng đỉnh G-8
Tổng thống Mỹ Barắc Ôbama (Barack Obama) đã chính thức khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-8) tại Trại Đâyvít (David) thuộc bang Merilen (Maryland) tối 18/5, sau khi tiếp đón các nhà lãnh đạo G-8 đến khu nghỉ dưỡng chuyên dành cho các tổng thống Mỹ ở cách thủ đô Oasinhtơn 100 km này.Tại hội nghị kéo dài hai ngày, các nhà lãnh đạo của Anh, Canađa, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Nga và Mỹ sẽ thảo luận các vấn đề như cuộc khủng hoảng kinh tế tại Khu vực đồng ơrô (Eurozone), vấn đề hạt nhân của Iran đang bế tắc, tình hình Xyri và Ápganixtan, chương trình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, an ninh lương thực và năng lượng toàn cầu, cũng như các vấn đề khác.Mặc dù có một chương trình nghị sự bao quát nhiều vấn đề như vậy, các nhà phân tích dự báo rằng không có kết quả lớn từ hội nghị G-8 lần này. Về cuộc khủng hoảng tại Eurozone - chiếm vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự, rất khó để các nhà lãnh đạo đưa ra lựa chọn giữa...
Tổng thống Mỹ Barắc Ôbama (Barack Obama) đã chính thức khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-8) tại Trại Đâyvít (David) thuộc bang Merilen (Maryland) tối 18/5, sau khi tiếp đón các nhà lãnh đạo G-8 đến khu nghỉ dưỡng chuyên dành cho các tổng thống Mỹ ở cách thủ đô Oasinhtơn 100 km này.
Tại hội nghị kéo dài hai ngày, các nhà lãnh đạo của Anh, Canađa, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Nga và Mỹ sẽ thảo luận các vấn đề như cuộc khủng hoảng kinh tế tại Khu vực đồng ơrô (Eurozone), vấn đề hạt nhân của Iran đang bế tắc, tình hình Xyri và Ápganixtan, chương trình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, an ninh lương thực và năng lượng toàn cầu, cũng như các vấn đề khác.
Mặc dù có một chương trình nghị sự bao quát nhiều vấn đề như vậy, các nhà phân tích dự báo rằng không có kết quả lớn từ hội nghị G-8 lần này. Về cuộc khủng hoảng tại Eurozone – chiếm vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự, rất khó để các nhà lãnh đạo đưa ra lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách khắc khổ về tài chính, do bất đồng giữa Thủ tướng Đức Angiêla Mécken (Angela Merkel) và tân Tổng thống Pháp Phrăngxoa Ôlăngđơ (Francois Hollande). Ngoài ra, với sự vắng mặt của Tổng thống Nga Vlađimia Putin (Vladimir Putin), hội nghị cũng khó đạt được tiến bộ trong vấn đề Iran và Xyri, mà Nga vốn đóng một vai trò lớn. Quan chức cấp cao của Nga Vađim Lucốp (Vadim Lukov) khẳng định với các nhà báo tại Oasinhtơn rằng Mátxcơva sẽ tiếp tục bảo vệ lập trường của mình (trong vấn đề Xyri) tại Hội nghị G-8. Trước đó, Điện Cremli ngày 17/5 cũng tuyên bố sẽ tìm cách loại vấn đề Xyri và Iran khỏi tuyên bố chung của hội nghị.
Trong cuộc gặp các nhà lãnh đạo Anh, Mỹ bên lề Hội nghị G-8, Tổng thống Pháp Ôlăngđơ tuyên bố ông sẽ thực hiện cam kết rút các lực lượng chiến đấu của Pháp khỏi Ápganixtan vào cuối năm nay, sớm hơn hai năm so với kế hoạch của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, nhà lãnh đạo mới của Pháp cũng cho biết Pari sẽ duy trì sự hiện diện trong việc huấn luyện các lực lượng Ápganixtan cũng như tổ chức thu hồi thiết bị quân sự Pháp với Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF).
Nhiều nhà quan sát cho rằng trong trật tự toàn cầu hiện nay, G-8 đã chứng tỏ không có khả năng giải quyết những thách thức lớn về kinh tế và chính trị. Hội nghị G-8 năm ngoái tại Pháp bị dư luận chỉ trích là một “cơn ác mộng” và “vô nghĩa”. Mặt khác, các quốc gia đang nổi lên như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin và một số nước khác, đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế. Những năm gần đây, diễn đàn chủ yếu để đối phó với những thách thức kinh tế toàn cầu đã chuyển dịch từ G-8 sang Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20).
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()