Sẽ có một tỷ người cao tuổi trong vòng 10 năm tới
Ngày 1/10, Quỹ dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết, UNFPA và Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế (HelpAge International) đã công bố Báo cáo: Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức nhân Ngày Quốc tế về Người cao tuổi (1/10). Báo cáo nhấn mạnh số người cao tuổi đang gia tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. Báo cáo chỉ ra rằng xu thế già hóa chính là thành tựu mà xã hội đạt được. Già hóa dân số cũng tạo ra những thách thức lớn nên cần phải đổi mới cách thức tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hưu trí, ổn định đời sống các mối quan hệ liên thế hệ.Năm 2000, lần đầu tiên trong lịch sử, số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên nhiều hơn số trẻ em dưới 5 tuổi. Đến năm 2050, thế hệ dân số già sẽ nhiều hơn dân số trẻ dưới 15 tuổi. Trong vòng 10 năm tới, số người cao tuổi sẽ vượt con số 1 tỷ người – tăng khoảng 200 triệu người trong vòng 10 năm. Hiện nay, có...
Ngày 1/10, Quỹ dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho biết, UNFPA và Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế (HelpAge International) đã công bố Báo cáo: Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức nhân Ngày Quốc tế về Người cao tuổi (1/10). Báo cáo nhấn mạnh số người cao tuổi đang gia tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác.
Báo cáo chỉ ra rằng xu thế già hóa chính là thành tựu mà xã hội đạt được. Già hóa dân số cũng tạo ra những thách thức lớn nên cần phải đổi mới cách thức tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hưu trí, ổn định đời sống các mối quan hệ liên thế hệ.
Năm 2000, lần đầu tiên trong lịch sử, số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên nhiều hơn số trẻ em dưới 5 tuổi. Đến năm 2050, thế hệ dân số già sẽ nhiều hơn dân số trẻ dưới 15 tuổi. Trong vòng 10 năm tới, số người cao tuổi sẽ vượt con số 1 tỷ người – tăng khoảng 200 triệu người trong vòng 10 năm. Hiện nay, có 2 trong số 3 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đang sống tại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và còn nhiều nổi cộm. Đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên với tỷ lệ là 4 trong số 5 người cao tuổi.
Tư vấn và khám sức khỏe cho người cao tuổi. (Ảnh: Đỗ Thoa) |
Nếu vấn đề này không được quan tâm giải quyết nhanh chóng, hậu quả chắc chắn sẽ không thể lường trước được cho các quốc gia không có sự chuẩn bị đối phó. Chính phủ các quốc gia đang phát triển có số lượng lớn dân số trẻ sẽ gặp nhiều thách thức nếu chính phủ đó không có chính sách và thực hành hỗ trợ cho những người cao tuổi hiện tại hoặc họ không lên kế hoạch chuẩn bị lâu dài để đối phó đến năm 2050.
Ts. Babatunde Osotimehin, Tổng giám đốc Điều hành UNFPA nhấn mạnh: “Con người ở mọi nơi trên thế giới phải được hưởng tuổi già trong tôn trọng và an sinh, được sống cuộc sống với nhận thức đầy đủ về quyền con người và quyền tự do cơ bản. Kéo dài tuổi thọ chính là mục tiêu cần hướng tới từ tinh thần Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tại Cairo năm 1994. Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện nhiều hành động hơn nữa cho tất cả mọi người bao gồm các mục tiêu mới về giảm nghèo cho người cao tuổi cũng không thể bỏ qua”.
Ts. Osotimehin đưa ra nhận định: “Già hóa là một quá trình diễn ra suốt cả cuộc đời chứ không phải chỉ bắt đầu từ khi con người bước vào tuổi 60. Hai tỉ dân số trẻ và khỏe mạnh ngày hôm nay sẽ trở thành người cao tuổi trong năm 2050. Báo cáo còn cho biết rằng nếu bây giờ chúng ta có hành động kịp thời, chúng ta sẽ có thể được hưởng lợi từ cơ hội dân số già – đang gia tăng trong thế giới đang phát triển – hiện tại và trong tương lai”.
Theo báo cáo, nhiều nước đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc thông qua các chính sách, chiến lược, kế hoạch và luật pháp mới về già hóa. Ví dụ có hơn 100 quốc gia trong thập kỷ qua đã xây dựng quỹ lương hưu xã hội riêng để đối phó với tình trạng nghèo của người cao tuổi. Tuy nhiên, cần phải có nhiều hành động hơn nữa để tận dụng tối ưu tiềm năng của thế giới đang già hóa.
Báo cáo cũng chỉ rõ, có 47% nam giới cao tuổi và khoảng 24% nữ giới cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động. Tuy nhiên, mặc dù nhóm dân số già có sức khỏe, an sinh và vẫn tích cực có ích đối với xã hội và nền kinh tế, nhưng nhiều người cao tuổi trên khắp thế giới vẫn bị phân biệt đối xử, lạm dụng và bạo hành. Báo cáo kêu gọi chính phủ các quốc gia, các tổ chức dân sự và cộng đồng nói chung cần phải chung tay hành động nhằm chấm dứt những hành vi không tốt này để đầu tư cho người cao tuổi.
Bên cạnh đó, báo cáo còn kể những câu chuyện của 1.300 nam giới và nữ giới cao tuổi, những người đã tham gia trong các cuộc tọa đàm tại 36 quốc gia trên thế giới. Đây chính là nỗ lực và bằng chứng lần đầu tiên góp phần nâng cao nhận thức và tăng cường hành động nhằm giải quyết nhu cầu của người cao tuổi.
Ông Richard Blewitt, Tổng giám đốc điều hành Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi quốc tế chia sẻ: “Chúng ta cần phải cam kết nhằm chấm dứt việc già hóa đang thiếu sự quản lý trên diện rộng. Các tiến bộ cụ thể, có tính đến chi phí hiệu quả sẽ đạt được nếu việc đầu tư cho tuổi già được bắt đầu từ khi họ sinh ra – nhận thức rõ một số lượng lớn dân số sẽ bước vào giai đoạn tuổi già. Các kế hoạch hành động quốc tế và cấp quốc gia cần thiết lập hành lang chuyển biến nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên đang ngày gia tăng này thành động lực thúc đẩy phát triển một cách có giá trị. Thông qua việc đổi mới phương thức tiếp cận và đầu tư vào con người khi con người bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi già, chúng ta có thể xây dựng một xã hội vững mạnh và thịnh vượng hơn. An sinh xã hội và dịch vụ chăm sóc sức khỏe thân thiện với người cao tuổi là những đầu tư thiết yếu nhằm nâng cao khả năng độc lập của những người cao tuổi có sức khỏe và ngăn chặn tình trạng đói nghèo cho người già”.
Ông Blewitt nhấn mạnh: “Từ tầm nhìn lâu dài, cần có hành động kết hợp với cam kết chính trị mạnh mẽ và nguồn ngân sách đảm bảo”.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()