Sáu tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 42,33 tỷ USD
* GDP tăng 5,57%; thu ngân sách tăng 22,8% so cùng kỳTheo liên Bộ: Tài chính - Công thương, ước kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa tháng 6 cả nước đạt 7,8 tỷ USD, tăng 7,8% so với tháng 5. Trong đó, kim ngạch XK một số mặt hàng chủ chốt như gạo, cà-phê, dầu thô giảm; hàng dệt may, da giày tăng nhẹ; các mặt hàng như khoáng sản, xăng dầu, kim loại quý, đá quý tăng mạnh. Kim ngạch XN hàng hóa sáu tháng đầu năm đạt 42,33 tỷ USD, tăng 30,3% so cùng kỳ năm 2010, trong đó kim ngạch hầu hết các nhóm hàng đều tăng khá mạnh (nhóm nông thủy sản tăng 44,7%, nhóm nhiên liệu khoáng sản tăng 26,3%, nhóm nông nghiệp chế biến tăng 26,7%). Kim ngạch XK sáu tháng tăng chủ yếu là do giá hàng hóa XK tăng, lượng XK một số mặt hàng cũng tăng nhưng mức tăng không lớn.Ước kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6 là 8,2 tỷ USD, giảm 5,2% so với tháng 5, trong đó xu hướng giảm chủ yếu tập trung ở các mặt hàng nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất và...
* GDP tăng 5,57%; thu ngân sách tăng 22,8% so cùng kỳ
Theo liên Bộ: Tài chính – Công thương, ước kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa tháng 6 cả nước đạt 7,8 tỷ USD, tăng 7,8% so với tháng 5. Trong đó, kim ngạch XK một số mặt hàng chủ chốt như gạo, cà-phê, dầu thô giảm; hàng dệt may, da giày tăng nhẹ; các mặt hàng như khoáng sản, xăng dầu, kim loại quý, đá quý tăng mạnh. Kim ngạch XN hàng hóa sáu tháng đầu năm đạt 42,33 tỷ USD, tăng 30,3% so cùng kỳ năm 2010, trong đó kim ngạch hầu hết các nhóm hàng đều tăng khá mạnh (nhóm nông thủy sản tăng 44,7%, nhóm nhiên liệu khoáng sản tăng 26,3%, nhóm nông nghiệp chế biến tăng 26,7%). Kim ngạch XK sáu tháng tăng chủ yếu là do giá hàng hóa XK tăng, lượng XK một số mặt hàng cũng tăng nhưng mức tăng không lớn.
Ước kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6 là 8,2 tỷ USD, giảm 5,2% so với tháng 5, trong đó xu hướng giảm chủ yếu tập trung ở các mặt hàng nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất và hàng tiêu dùng thiết yếu. Ước kim ngạch nhập khẩu sáu tháng đầu năm là 48,98 tỷ USD, tăng 25,8% so cùng kỳ năm 2010, trong đó chủ yếu tăng ở nhóm hàng cần nhập khẩu (tăng 25,5%). Như vậy, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu sáu tháng là 15,72%.
* Theo số liệu thống kê kinh tế – xã hội sáu tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo ngày 29-6, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 5,57% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó quý I tăng 5,43%; quý II tăng 5,67%. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế sáu tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,49%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,49%, đóng góp 2,64 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,12%, đóng góp 2,57 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, nhiều chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu trong sáu tháng đầu năm là khả quan như chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 9,7% (cao hơn mức tăng 8% của sáu tháng đầu năm 2010; kim ngạch xuất khẩu đạt 42,3 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá thực tế ước tính đạt 409,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 38,3% GDP, trong đó, vốn khu vực Nhà nước là 141,1 nghìn tỷ đồng, giảm 3%; vốn khu vực ngoài Nhà nước 163 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 105,6 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1%…
* Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức cho biết, bức tranh kinh tế – xã hội sáu tháng qua là sáng sủa trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta còn gặp một số khó khăn, thách thức như lạm phát tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn về vốn và giá nguyên liệu đầu vào tăng; nhập siêu vẫn ở mức cao; thu hút đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm. Trong sáu tháng cuối năm, tình hình kinh tế – xã hội vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn. Dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán sáu tháng qua tăng ở mức thấp nên trong các tháng còn lại của năm, hai chỉ tiêu này nếu tăng cao sẽ gây nguy cơ tăng giá, chưa kể những biến động trên thị trường thế giới, tình hình thiên tai, dịch bệnh… Dự báo diễn biến sáu tháng cuối năm, CPI sẽ tăng ở mức 2,5% – 3,9% và với mức tăng này, CPI cả năm sẽ tăng 17% – 18%, tuy nhiên, nếu kiên trì thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ thì CPI năm 2011 có thể chỉ tăng ở mức hơn 16%.
* Bộ Tài chính ngày 29-6 công bố kết quả thu chi ngân sách sáu tháng đầu năm. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 327.820 tỷ đồng, đạt 55,1% dự toán, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó: thu nội địa ước đạt 202.540 tỷ đồng, bằng 53% dự toán; dầu thô ước đạt 47.030 tỷ đồng, bằng 67,9% dự toán; hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 100.150 tỷ đồng, bằng 55,4% dự toán. Sáu tháng đầu năm, tổng chi NSNN ước 355.600 tỷ đồng, đạt 49,0% dự toán. Bội chi NSNN sáu tháng ước đạt 27.780 tỷ đồng, bằng 23% mức bội chi cả năm Quốc hội quyết định và được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước và ngoài nước theo quy định. Việc tổ chức thực hiện huy động vốn trong nước cho bù đắp bội chi NSNN và cho đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế trong năm tháng đầu năm gặp khó khăn, nhưng sang tháng 6 tình hình đã có chuyển biến tích cực hơn, khối lượng huy động tăng lên và lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ giảm (kỳ hạn 5 năm đã được điều chỉnh giảm từ 13,2% xuống còn 12,7%). Đến hết ngày 20-6, đã huy động được 32.336 tỷ đồng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()