LSO-Với diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng, giá USD, giá xăng dầu… trong thời gian qua, người dân Lạng Sơn đang quan tâm và bàn luận nhiều về khả năng một số mặt hàng cũng sẽ tăng trong thời gian tới. Tâm lý lo lắng xuất hiện, điều đó đã và đang đặt ra yêu cầu phải tiếp tục bình ổn giá. Theo người dân, trong tháng cuối năm 2010 và dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, với sự vào cuộc của Nhà nước, công tác bình ổn giá đã giúp giá cả thị trường ổn định, nguồn cung hàng thiết yếu dồi dào, điều này không những bình ổn thị trường mà còn bình ổn cả tâm lý người tiêu dùng.Tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh nhằm bình ổn giá trên thị trườngBắt đầu từ 10h sáng ngày 24/2 giá xăng dầu đã tăng lên một bước, và trong cả ngày này, sự bàn luận của nhân dân không nằm ngoài việc giá xăng dầu và giá cả một số mặt hàng thiết yếu khác. Điều này là hoàn toàn bình thường, vì ảnh hưởng của giá cả xăng, dầu hiện nay được...
LSO-Với diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng, giá USD, giá xăng dầu… trong thời gian qua, người dân Lạng Sơn đang quan tâm và bàn luận nhiều về khả năng một số mặt hàng cũng sẽ tăng trong thời gian tới.
Tâm lý lo lắng xuất hiện, điều đó đã và đang đặt ra yêu cầu phải tiếp tục bình ổn giá. Theo người dân, trong tháng cuối năm 2010 và dịp Tết Nguyên đán Tân Mão, với sự vào cuộc của Nhà nước, công tác bình ổn giá đã giúp giá cả thị trường ổn định, nguồn cung hàng thiết yếu dồi dào, điều này không những bình ổn thị trường mà còn bình ổn cả tâm lý người tiêu dùng.
|
Tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh nhằm bình ổn giá trên thị trường |
Bắt đầu từ 10h sáng ngày 24/2 giá xăng dầu đã tăng lên một bước, và trong cả ngày này, sự bàn luận của nhân dân không nằm ngoài việc giá xăng dầu và giá cả một số mặt hàng thiết yếu khác. Điều này là hoàn toàn bình thường, vì ảnh hưởng của giá cả xăng, dầu hiện nay được coi là ảnh hưởng Đô-mi-nô, đó là ảnh hưởng dây chuyền. Có thể thấy, hiện nay, nền kinh tế mà cụ thể là giá cả các mặt hàng thiết yếu, chiến lược đang được điều hành theo hướng ngày càng tiếp cận với cơ chế thị trường, cụ thể như điều hành tỷ giá linh hoạt, tiến tới xóa bỏ bao cấp giá nhiều mặt hàng trọng yếu như điện, than, xăng dầu… Quá trình này sẽ gây ra nhiều khó khăn trước mắt nhưng về dài hạn, nền kinh tế sẽ ổn định, việc kinh doanh cũng sẽ bình đẳng giữa người bán và người mua. Dẫu biết đây là xu hướng của cơ chế thị trường nhưng bà con nhân dân vẫn mong muốn trong thời điểm khó khăn, Nhà nước vẫn duy trì công tác bình ổn giá, và sự tin tưởng này hoàn toàn có lý. Theo báo cáo của Sở Công thương, hoạt động kinh doanh, buôn bán trong dịp tết Nguyên đán Tân Mão diễn ra sôi động, tuy nhiên hàng hóa vẫn lưu thông trên thị trường dồi dào, phong phú về chủng loại, mẫu mã đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân địa phương. Qua kiểm tra thực tế, giá cả hàng hóa tại thời điểm giáp tết Nguyên đán tăng nhẹ, nhưng không có sự tăng đột biến, tùy theo từng loại hàng hóa, giá chỉ tăng ở khoảng 8 – 10%. Lãnh đạo Sở Công thương khẳng định: trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành đã xây dựng kế hoạch định hướng cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu; tổ chức vận động các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại địa bàn tham gia chương trình bình ổn thị trường, chương trình đưa hàng về nông thôn, bán hàng lưu động, đặc biệt là việc đưa hàng Việt về khu vực nông thôn tại một số huyện trọng điểm… Trên thực tế đã có 5 doanh nghiệp có năng lực kinh doanh tốt và chiếm thị phần lớn tại Lạng Sơn về cung ứng hàng hóa bán lẻ đã đăng ký tham gia bình ổn giá, trong đó có 4 doanh nghiệp được UBND tỉnh quyết định giải quyết cho vay 18 tỷ đồng với lãi suất 0% trong 5 tháng, các doanh nghiệp này đều đã nhận tiền và triển khai tốt công tác cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân. Đối với các doanh nghiệp, khi đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá đã có sự chuẩn bị nhất định về nguồn lực tài chính, ngoài nguồn vốn được UBND tỉnh cho tạm ứng từ Quỹ dự trữ tài chính, các đơn vị đều đã chủ động các nguồn vốn khác để mua và dự trữ hàng hóa. Tổng giá trị các mặt hàng để thực hiện bình ổn giá của 4 doanh nghiệp tham gia đã là 130 tỷ đồng. Không chỉ vậy, hệ thống doanh nghiệp và các thương nhân khác trên địa bàn đã chủ động tổ chức kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với chủng loại hàng hóa đa dạng. Ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó Giám đốc Sở Công thương khẳng định: trong dịp tết Nguyên đán, công tác bình ổn giá đã được triển khai một cách đồng bộ, từ các đơn vị nhà nước đến hệ thống các doanh nghiệp, chính vậy công tác này đã được đánh gia là làm tốt. Theo thống kê, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trong thời gian qua dư, đặc biệt là các mặt hàng tươi sống. Qua khảo sát thị trường, tuy ở một số vùng sâu, xa việc niêm yết giá có đôi lúc chưa được thực hiện nghiêm, nhưng lượng hàng cung ứng thì dồi dào, đáp ứng tốt về vệ sinh ATTP, các mặt hàng chính sách xã hội được chuẩn bị đầy đủ, giá cả ổn định. Thống kê, tổng giá trị hàng hóa cung ứng phục vụ tết trên địa bàn Lạng Sơn vào khoảng 300 tỷ đồng.
|
Các doanh nghiệp tăng cường sản xuất |
Việc bình ổn thị trường, kiểm soát giá cả các mặt hàng trong thời điểm hiện nay được coi là nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị QLTT – đây cũng là biệp pháp của Chính phủ để kìm hãm sự lạm phát. Tuy vậy, xu thế thị trường lại luôn ngược dòng chảy của sự nỗ lực kìm giá. Cho nên, trong giai đoạn “nhạy cảm” này, nhiều cơ quan, ban ngành vẫn cần phải vào cuộc kiểm tra, kiểm soát giá cả các mặt hàng trọng yếu, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại… Theo “linh cảm” của một số doanh nghiệp thì, giá các mặt hàng thiết yếu những tháng tiếp này sẽ có biến động, việc quản lý, điều hành, can thiệp của Nhà nước nhằm bình ổn giá những mặt hàng này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, việc xử phạt vi phạm pháp luật về giá theo Nghị định số 169 của Chính phủ đã bộc lộ nhiều hạn chế vì mức xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe.
Để giảm thiểu những tác động gây bất lợi đến nền kinh tế nói chung, trong sáng ngày 24/2/2011, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, các địa phương, các DN thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh sản xuất đã được đề ra tại nghị quyết về việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường. Tại nghị quyết này đã nêu: các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện kiên quyết, đồng bộ việc kiềm chế không để chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nếu tăng thì mức tăng phải kiểm soát được.
Trí Dũng
Ý kiến ()