LSO-Đề án số 14 về nâng cao đời sống nhân dân biên giới gắn với đưa dân trở lại làng bản cũ và xây dựng một số điểm dân cư mới ở khu vực biên giới được phê duyệt theo Quyết định số 286-QĐ/TU ngày 15/3/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Để thực hiện đề án đó, ngày 19/6/2008, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1169 về phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt – Trung đến năm 2010. Đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó giao cho Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn như chương trình 120, 193, 134, 135, 661 và vốn đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu… Niềm vui trong ngôi nhà mới của anh Vi Văn Cồ, một hộ định cư ở bản Nà Bó, xã Thanh Lòa Mục tiêu chủ yếu của đề án là chuyển đổi cơ cấu sản xuất...
LSO-Đề án số 14 về nâng cao đời sống nhân dân biên giới gắn với đưa dân trở lại làng bản cũ và xây dựng một số điểm dân cư mới ở khu vực biên giới được phê duyệt theo Quyết định số 286-QĐ/TU ngày 15/3/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Để thực hiện đề án đó, ngày 19/6/2008, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1169 về phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt – Trung đến năm 2010. Đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp tổ chức triển khai thực hiện. Trong đó giao cho Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn như chương trình 120, 193, 134, 135, 661 và vốn đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu…
Niềm vui trong ngôi nhà mới của anh Vi Văn Cồ,
một hộ định cư ở bản Nà Bó, xã Thanh Lòa
Mục tiêu chủ yếu của đề án là chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông – lâm nghiệp và cơ cấu kinh tế khu vực biên giới theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững, có hiệu quả cao, đặt trọng tâm là phát triển rừng và phát triển cây lâu năm, trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được thị trường ưa chuộng. Trong 4 năm qua, từ năm 2007-2010, các địa phương đã biết phát huy thế mạnh, nhất là trong phát triển rừng và cây lâu năm. Ước tính tổng thu nhập theo giá thực tế của các xã biên giới trong 4 năm qua đạt trên 1,2 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 5,19 triệu đồng/người/năm. Cùng với trồng rừng, đồng bào khu vực biên giới đã đưa nhiều loại cây ngắn ngày như khoai tây, dưa hấu, thạch đen và một số cây ăn quả như hồng Bảo Lâm, hồng vành khuyên vào trồng, tạo thành vùng sản xuất chuyên canh tại một số huyện như Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định… góp phần làm phong phú, đa dạng các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2008 hoàn thành cơ bản việc tháo gỡ vật cản phục vụ phân giới cắm mốc, phấn đấu đến năm 2010 đưa dân tái định cư ở 2 bản cũ và từng bước định cư ở 16 bản mới giáp biên, từ năm 2007-2010, các ngành chức năng đã thực hiện rà phá, tháo gỡ được 785ha với tổng kinh phí là 24 tỷ đồng, đến nay còn 1.136 ha chưa được rà phá, tháo gỡ. Như vậy, mục tiêu đến năm 2008 cơ bản hoàn thành việc rà phá, tháo gỡ vật cản chưa hoàn thành song kết quả thực hiện rà phá bước đầu đã góp phần quan trọng vào hoàn thành phân giới cắm mốc đúng kế hoạch, thực hiện đưa dân tái định cư và ổn định dân cư các xã biên giới. Theo đó, trong 4 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức sắp xếp ổn định dân cư cho 8.380 hộ các xã biên giới, trong đó ổn định tại chỗ cho 8.261 hộ thuộc 20 xã biên giới của 5 huyện biên giới. Cùng với đó tỉnh cũng đã hoàn thành 7 điểm dân cư xây dựng mới, trong đó đã đưa 102 hộ ra bản mới định cư và ổn định tại chỗ cho 16 hộ tại 5 bản làng, góp phần giúp bà con nhanh chóng ổn định cuộc sống mới.
Nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân khu vực biên giới, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và bảo vệ biên giới, các cấp, ngành đã nỗ lực thực hiện mục tiêu cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng phục vụ nhân dân khu vực biên giới về hệ thống đường giao thông, thủy lợi, trạm xá, trường học, các thiết chế văn hóa. Từ năm 2007 đến năm 2010, toàn tỉnh đã xây dựng được 36 công trình giao thông, 6 công trình thủy lợi, 17 công trình nước sinh hoạt cho 1.012 hộ được hưởng lợi; 25 công trình điện, 36 công trình trường học với 181 phòng học, 1 công trình trạm y tế xã, 1 trụ sở UBND xã, 1 nhà trạm biên phòng, 35 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng; hỗ trợ xây dựng mới 564 ngôi nhà ở; 3 công trình hạ tầng thương mại, dịch vụ; 2 công trình san ủi mặt bằng. Qua đó, góp phần tạo cho các xã biên giới diện mạo mới theo hướng ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các xã biên giới trên địa bàn tỉnh. Cùng lãnh đạo Phòng Đầu tư và Xây dựng, Ban Dân tộc tỉnh tới bản Nà Bó, xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, một bản mới có 16 hộ định cư, chúng tôi nhận thấy nhân dân đã ổn định cuộc sống và đang tích cực phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo. Anh Vi Văn Cồ chia sẻ: “Vợ chồng tôi ra bản mới ở từ năm 2009, được Nhà nước hỗ trợ xây nhà, hỗ trợ phát triển sản xuất chúng tôi rất vui. Ra đây cũng gần ruộng vườn hơn nên đi làm rất tiện, giờ thì hai vợ chồng chỉ lo bảo nhau nuôi dạy con và trồng rừng, nuôi lợn, gà, vừa tăng gia vừa góp phần phát triển kinh tế gia đình”. Ở bản mới này, hầu hết các hộ đều nuôi lợn, trồng rau, trồng rừng, nhà ít cũng có một, hai héc – ta rừng thông hoặc bạch đàn. Cả bản mới hiện nay chỉ có 1 hộ gia đình thuộc hộ nghèo theo điều tra của năm 2011.
Ông Lý Đức Trọng, Trưởng phòng Đầu tư và Xây dựng, Ban Dân tộc tỉnh cho biết: “Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của 7 bản mới cơ bản đã xong và đi vào ổn định cuộc sống, riêng bản Song Phe (xã Bắc Xa, huyện Đình Lập) hiện đang gặp khó khăn trong việc bố trí đất sản xuất cho các hộ được vận động đến định cư”.
Cán bộ Ban dân tộc tỉnh và lãnh đạo xã Thanh Lòa bàn bạc
một số vấn đề định cư bản mới ở trên địa bàn
Cùng với đó, đề án đã nỗ lực xây dựng hệ thống chính trị cơ sở các xã, thị trấn biên giới trong sạch, vững mạnh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định dân cư khu vực biên giới để tăng cường lực lượng tại chỗ cùng bộ đội biên phòng bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia. Tuy nhiên, qua 4 năm thực hiện đề án vẫn bộc lộ một số bất cập, có nơi còn lúng túng trong việc phối hợp thực hiện đề án. Một số mục tiêu, chỉ tiêu của đề án không đạt theo kế hoạch, cơ sở hạ tầng các xã biên giới nhìn chung còn thấp kém, nhất là các điểm tái định cư biên giới chưa đồng bộ… Chính vì vậy, để tiếp tục nâng cao đời sống của nhân dân biên giới, thời gian tới, đặc biệt giai đoạn 2011-2015, tỉnh ta tiếp tục chỉ đạo các ngành liên quan thực hiện hiệu quả hơn nữa các chính sách cho đồng bào dân tộc tại khu vực biên giới.
Thái Dương
Ý kiến ()