LSO- Để tận dụng được thế mạnh là tỉnh miền núi biên giới, có đường biên giới trải dài, với nhiều cửa khẩu quốc tế, quốc gia, các cặp chợ vùng biên, khu kinh tế cửa khẩu, Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có những định hướng, chỉ đạo kịp thời, phù hợp để tăng cường công tác đối ngoại, giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) và kinh tế đối ngoại trong tình hình mới để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH), góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh tại địa phương. Trong đó Chỉ thị số 26- CT/TU ngày 17/3/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác đối ngoại trong thời kỳ CNH-HĐH đến năm 2010 và những năm tiếp theo như một “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt cả quá trình. Bộ đội Biên phòng kiểm tra thủ tục XNC tại cửa khẩu Hữu NghịVới những chương trình, nội dung về các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế được xây dựng chặt chẽ, cụ thể, thực hiện nghiêm túc, trong giai đoạn 2008- 2011...
LSO- Để tận dụng được thế mạnh là tỉnh miền núi biên giới, có đường biên giới trải dài, với nhiều cửa khẩu quốc tế, quốc gia, các cặp chợ vùng biên, khu kinh tế cửa khẩu, Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có những định hướng, chỉ đạo kịp thời, phù hợp để tăng cường công tác đối ngoại, giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) và kinh tế đối ngoại trong tình hình mới để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH), góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh tại địa phương. Trong đó Chỉ thị số 26- CT/TU ngày 17/3/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác đối ngoại trong thời kỳ CNH-HĐH đến năm 2010 và những năm tiếp theo như một “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt cả quá trình.
Bộ đội Biên phòng kiểm tra thủ tục XNC tại cửa khẩu Hữu Nghị
Với những chương trình, nội dung về các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế được xây dựng chặt chẽ, cụ thể, thực hiện nghiêm túc, trong giai đoạn 2008- 2011 toàn tỉnh đã tích cực tập trung khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế nhằm đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế; tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai thực hiện các chương trình hợp tác; chủ động tham gia các diễn đàn, giao lưu quốc tế, các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư nước ngoài để vận động các nguồn vốn FDI, viện trợ ODA và các nguồn vốn, nguồn viện trợ khác. Song song với các hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế cũng diễn ra khá sôi động, từ năm 2008 đến năm 2010 đã có trên 200 đoàn khách quốc tế với khoảng gần 1.400 lượt người từ các nước, các tổ chức quốc tế đã đến Lạng Sơn giao lưu hữu nghị, hợp tác đầu tư, khảo sát và tìm hiểu thị trường, tham quan, hoạt động báo chí…Ngoài ra, đã có trên 400 đoàn với gần 3.100 lượt người của tỉnh đi công tác, tham quan du lịch, học tập kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức, tập huấn ngắn hạn tại nhiều nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Cùng với các hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế, công tác hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) và kinh tế đối ngoại cũng được tuyên truyền và triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả. Đặc biệt là các chương trình hành động của Chính phủ, về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Thời gian quan, các cấp, các ngành đã tích cực thực hiện công tác tăng cường mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại thông qua đẩy mạnh các hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp trên địa bàn, nâng cao năng lực cạnh tranh, triển khai các hoạt động tìm kiếm đối tác, xúc tiến đầu tư; tăng cường rà soát và triển khai các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế một cửa và một cửa liên thông trong các lĩnh vực: cấp phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, thủ tục thuế, hải quan…từng bước tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đến hợp tác đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trước những bước đi có tầm chiến lược, hợp tác kinh tế thương mại của tỉnh tiếp tục được tăng cường, tổng kim ngạch XNK qua địa bàn tỉnh ngày một tăng, giai đoạn 2006- 2010 đạt trên 6 tỷ USD, bình quân đạt 1,2 tỷ USD/năm, năm 2010 đạt 1.620 triệu USD, tăng 7,9% so với năm 2009. Các dự án từ các nguồn vốn FDI, viện trợ ODA và NGO đã và đang phát huy tác dụng tốt, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Hiện nay Lạng Sơn cũng đã quy hoạch xong Khu KTCK Đồng Đăng- Lạng Sơn, đồng thời đang tiếp nhận Dự án Phát triển toàn diện kinh tế – xã hội đô thị Việt Trì- Hưng Yên- Đồng Đăng do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ với tổng mức đầu tư dự kiến 33 triệu USD và đang triển khai Dự án hỗ trợ kỹ thuật (RETA 7356) do ADB tài trợ về phát triển khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng (Việt Nam)- Bằng Tường (Trung Quốc)
Có thể khẳng định, thời gian qua, công tác đối ngoại đã kết hợp được ngoại giao kinh tế với ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa, qua đó thúc đẩy sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội cũng như sự nghiệp CNH- HĐN trên địa bàn tỉnh.
Hoàng Huy
Ý kiến ()