LSO-Ngày 30/5/1998, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học. Triển khai Chỉ thị số 34 và các chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trong 15 năm qua công tác Đảng, công tác chính trị trong các nhà trường ở Lạng Sơn đã có những chuyển biến rất rõ nét. Sinh viên trường CĐSP Lạng SơnTheo ông Ninh Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường CĐSP Lạng Sơn, công tác chính trị trong nhà trường không chỉ có ý nghĩa trang bị cho học sinh sinh viên (HSSV) phẩm chất chính trị, vững lòng tin vào Đảng, như cho họ “liều vacin” đủ mạnh để chống lại các tư tưởng phản động của các thế lực thù địch nhằm vào thanh niên, nhất là HSSV; mà còn có tác động mang tính “sâu gốc, bền rễ” khi họ về công tác tại các nhà trường. Bởi vậy, công tác giáo dục chính trị không những thể hiện ở các tuần sinh hoạt công dân đầu năm học mà còn biểu...
LSO-Ngày 30/5/1998, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học. Triển khai Chỉ thị số 34 và các chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trong 15 năm qua công tác Đảng, công tác chính trị trong các nhà trường ở Lạng Sơn đã có những chuyển biến rất rõ nét.
Sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn
Theo ông Ninh Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường CĐSP Lạng Sơn, công tác chính trị trong nhà trường không chỉ có ý nghĩa trang bị cho học sinh sinh viên (HSSV) phẩm chất chính trị, vững lòng tin vào Đảng, như cho họ “liều vacin” đủ mạnh để chống lại các tư tưởng phản động của các thế lực thù địch nhằm vào thanh niên, nhất là HSSV; mà còn có tác động mang tính “sâu gốc, bền rễ” khi họ về công tác tại các nhà trường. Bởi vậy, công tác giáo dục chính trị không những thể hiện ở các tuần sinh hoạt công dân đầu năm học mà còn biểu hiện ở nhiều nội dung phong phú. Từ các buổi ngoại khóa, đến triển khai các cuộc vận động, nhất là Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên nhà trường. Trong 15 năm qua, đã có hơn 200 sinh viên ưu tú được đi học các lớp nhận thức về Đảng, trong đó có trên 30 em được kết nạp vào Đảng.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, song bên cạnh sự quan tâm nâng cao chất lượng về văn hóa, Trường THPT Hữu Lũng rất chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và pháp luật cho học sinh. Cô giáo Nguyễn Thị Loan, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ngoài việc tập trung nâng cao chất lượng “ngày pháp luật”, các hoạt động tập thể bổ ích, nhà trường đã bồi dưỡng cho học sinh về lý tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống lành mạnh; nắm bắt tình hình đời sống, diễn biến tư tưởng của học sinh, nhất là học sinh vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc ra trọ học để hướng dẫn, giúp các em có kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ (trong đó có “tự bảo vệ” về tư tưởng), không để sơ hở khiến các phần tử xấu lợi dụng.
Những năm qua là giai đoạn ngành GD&ĐT Lạng Sơn có sự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô giáo dục với việc tách và thành lập trường mới. Ngành đã chỉ đạo bổ nhiệm, phân công hợp lý cán bộ đảng viên, giáo viên về các trường mới thành lập, đảm bảo tất cả các trường đều có đảng viên, giảm đáng kể chi bộ sinh hoạt ghép. Các trường mới thành lập đều có tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên và chính hoạt động của các đoàn thể này đã góp phần vào công tác giáo dục chính trị và xây dựng Đảng. Từ phong trào thi đua ở các nhà trường, sự quan tâm của các cấp ủy đảng địa phương, nhiều cán bộ giáo viên được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tạo điều kiện cho các nhà trường tăng cường công tác đảng, công tác chính trị và thành lập chi bộ độc lập. Nếu năm học 1997-1998, toàn ngành có trên 5.000 đảng viên, chiếm tỷ lệ 30% tổng số giáo viên, cán bộ nhân viên, thì đến năm học 2011-2012 đã có 7.647đảng viên, chiếm tỷ lệ 42,54%. Đặc biệt, những trường mới thành lập còn nhiều khó khăn như Trường THPT Pác Khuông (Bình Gia) cũng có tỷ lệ đảng viên đạt 37,5%. Tổng số chi bộ toàn ngành là 625 chi bộ, trong đó có 120 chi bộ sinh hoạt ghép, giảm nhiều so với trước đây.
Mười lăm năm với một Chỉ thị quan trọng nhằm xây dựng nền tảng chính trị và đạo đức cho thế hệ trẻ, thế hệ lao động mới trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập toàn diện quốc tế, ngành GD&ĐT Lạng Sơn đã làm được rất nhiều việc trong công tác Đảng, công tác chính trị trong nhà trường. Một nhận định chung là đội ngũ giáo viên luôn có sự gắn liền giữa đạo đức, bản lĩnh chính trị và tài năng. Lớp học sinh ngày nay luôn tin tưởng vào Đảng, tự hào mình là thanh niên Việt Nam có lý tưởng, ước mơ và hoài bão, có chí tiến thủ với động cơ học tập là “lập thân lập nghiệp”. Tuy vậy, một số trường chưa thật quan tâm đến công tác đảng, công tác chính trị, mà chỉ chú trọng vào việc “dạy chữ”. Công tác phát triển đảng chưa đi đôi với rèn luyện, giáo dục đảng viên; số chi bộ sinh hoạt ghép còn nhiều. Sau 15 năm, những thành tựu và hạn chế cần được ngành rút ra và chỉ đạo tốt hơn, làm sao cho công tác Đảng, công tác chính trị phải là nhiệm vụ hàng đầu và là việc làm thường xuyên của các nhà trường.
Minh Hồng
Ý kiến ()