Phương án tối ưu là vậy, nhưng để có thể triển khai thực hiện được thì trước tiên vẫn cần phải rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp trên địa bàn. Muốn vậy, Lạng Sơn cần có khoản kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Đồng thời với đó là Trung ương cho chủ trương và chỉ đạo quyết liệt việc thu hồi phần diện tích đất của các công ty quản lý sử dụng không hiệu quả để giao lại cho người dân tổ chức sản xuất. Từ đó tỉnh thành lập các hội đồng thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của các công ty, xác định rõ công ty có năng lực quản lý, sử dụng hiệu quả diện tích đất sản xuất là bao nhiêu. Suy cho cùng thì các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp hiện nay vẫn còn phần vốn của nhà nước, như các doanh nghiệp tư nhân, phải chịu số tiền thuê đất với diện tích tương ứng được giao, thì chắc hẳn chẳng doanh nghiệp nào dám “ôm” diện tích lớn mà sản xuất lại kém hiệu quả.
Kỳ II: Nguồn lực để thực hiện giải pháp
LSO-Phải khẳng định rằng, các nông, lâm trường Quốc doanh trước kia và các Công ty lâm nghiệp hiện nay có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế rừng và đưa nghề rừng đến với nhân dân. Tuy nhiên với xu thế hiện nay, việc tiếp tục đổi mới là xu thế tất yếu.
Ươm cây giống tại Lâm Trường 196 – Ảnh: Thanh Sơn
Thực trạng sau chuyển đổi của các nông, lâm trường quốc doanh đã được rất nhiều cơ quan chức năng của Trung ương của tỉnh phân tích và nguyên nhân cũng đã được nhận diện. Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, trong những năm qua, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành hữu quan trên địa bàn đã tạo điều kiện cho các Công ty lâm nghiệp thực hiện xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng theo Luật đất đai. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc như kinh phí còn hạn hẹp; mốc ranh giới sử dụng đất của các nông, lâm trường chưa rõ ràng, một số diện tích hoang hóa, sử dụng không hiệu quả, thậm chí trước đây khi giao đất, khoanh vẽ trên bản đồ còn nhiều diện tích chồng lấn…dẫn đến hiện tượng người dân bao chiếm, nảy sinh tranh chấp đất đai.
Trên thực tế, trong suốt thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã rất nỗ lực triển khai các giải pháp khắc phục. Ông Triệu Xuân Nguyệt, Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình cho biết: từ tháng 8/2011, UBND huyện đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, trong đó thành phần có cả Công ty lâm nghiệp Lộc Bình tiến hành kiểm tra, rà soát các xã, thị trấn trên địa bàn có đất của Công ty. Từ đó sẽ khoanh vùng, xác định những diện tích nào đang tranh chấp, diện tích nào Công ty sử dụng không hiệu quả, chỗ nào đang bị lấn chiếm…Xác định rõ hiện trạng sử dụng đất và trình các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh giải quyết, theo hướng ưu tiên là những diện tích quản lý, sử dụng không hiệu quả giao lại cho người dân để tổ chức sản xuất. Đồng thời với đó là tăng cường tổ chức đối thoại giữa người dân với Công ty về cơ chế khoán. Đây là cách làm rất chủ động, song chỉ giải quyết vấn đề một cách tạm thời, theo ông Hồ Tiến Thiệu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thì nói là giao đất, nhưng thực chất chưa thể tiến hành đo đạc xác định ranh giới, lập hồ sơ địa chính để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi để làm được việc này cần nguồn kinh phí lớn, trong khi đó là một tỉnh biên giới khó khăn, Lạng Sơn chưa thể cân đối được để thực hiện.
Đồng chí Vy Văn Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: nghề rừng và chế biến lâm sản hiện nay đã được xã hội hóa sâu rộng. Hộ nông dân hoặc nhóm hộ đã có khả năng tự trồng và chế biến lâm sản một cách có hiệu quả. Do vậy các Công ty lâm nghiệp cần tiếp tục đổi mới theo hướng tập trung vào các dịch vụ khoa học, kỹ thuật, cung cấp cây giống có chất lượng cao, đi sâu vào chế biến các sản phẩm từ rừng để tạo ra giá trị gia tăng cao, đồng thời tìm kiếm thị trường tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm cho người dân thay vì việc chỉ sử dụng diện tích lớn để trồng rừng như hiện nay. Công ty cần dựa vào khả năng hiện có của mình, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh một cách khả thi nhất, từ đó khoanh vùng, xác định diện tích đất sản xuất cần thiết, số còn lại địa phương giao cho người dân để tổ chức sản xuất.
Người dân xã Bình Trung, huyện Cao Lộc chăm sóc rừng tái sinh trên đất núi
Phương án tối ưu là vậy, nhưng để có thể triển khai thực hiện được thì trước tiên vẫn cần phải rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp trên địa bàn. Muốn vậy, Lạng Sơn cần có khoản kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Đồng thời với đó là Trung ương cho chủ trương và chỉ đạo quyết liệt việc thu hồi phần diện tích đất của các công ty quản lý sử dụng không hiệu quả để giao lại cho người dân tổ chức sản xuất. Từ đó tỉnh thành lập các hội đồng thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của các công ty, xác định rõ công ty có năng lực quản lý, sử dụng hiệu quả diện tích đất sản xuất là bao nhiêu. Suy cho cùng thì các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp hiện nay vẫn còn phần vốn của nhà nước, như các doanh nghiệp tư nhân, phải chịu số tiền thuê đất với diện tích tương ứng được giao, thì chắc hẳn chẳng doanh nghiệp nào dám “ôm” diện tích lớn mà sản xuất lại kém hiệu quả.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()