Kỳ I: Bình mới – Rượu cũLSO-Ngay sau khi Nghị quyết 28/NQ-TW của Bộ Chính trị và Nghị định 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh được ban hành lần lượt vào các năm 2003 và 2004, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tích cực triển khai thực hiện. Tuy nhiên, sau chuyển đổi vẫn còn nhiều bất cập, nhiều ý kiến cho rằng, việc sắp xếp, đổi mới hiện đang chỉ là đổi tên của các nông, lâm trường trước kia, còn về bản chất thì chưa thực sự đổi mới. Nông dân xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng tự ươm giống cây trồng phục vụ trồng rừng sản xuấtTrước kia, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 1 nông trường và 12 lâm trường quốc doanh. Trong đó có 7 lâm trường và 1 nông trường thuộc tỉnh quản lý. Sau khi sắp xếp, đổi mới, tỉnh đã ra quyết định giải thể 5 lâm trường và 1 nông trường quốc doanh. Chuyển đổi 2 lâm trường còn lại thành Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đình Lập và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp...
Kỳ I: Bình mới – Rượu cũ
LSO-Ngay sau khi Nghị quyết 28/NQ-TW của Bộ Chính trị và Nghị định 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh được ban hành lần lượt vào các năm 2003 và 2004, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tích cực triển khai thực hiện. Tuy nhiên, sau chuyển đổi vẫn còn nhiều bất cập, nhiều ý kiến cho rằng, việc sắp xếp, đổi mới hiện đang chỉ là đổi tên của các nông, lâm trường trước kia, còn về bản chất thì chưa thực sự đổi mới.
Nông dân xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng tự ươm
giống cây trồng phục vụ trồng rừng sản xuất
Trước kia, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 1 nông trường và 12 lâm trường quốc doanh. Trong đó có 7 lâm trường và 1 nông trường thuộc tỉnh quản lý. Sau khi sắp xếp, đổi mới, tỉnh đã ra quyết định giải thể 5 lâm trường và 1 nông trường quốc doanh. Chuyển đổi 2 lâm trường còn lại thành Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đình Lập và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Lộc Bình. Các Lâm trường trên địa bàn thuộc Trung ương quản lý cũng lần lượt chuyển đổi thành các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hiện nay toàn tỉnh cón 5 Công ty lâm nghiệp đang hoạt động. Qua đánh giá của nhiều đoàn kiểm tra Trung ương, mà mới đây nhất là đoàn kiểm tra của Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thì Lạng Sơn đã triển khai tốt và thực hiện đúng quy định về sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường quốc doanh.
Mục đích là tạo ra được loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, nhằm sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của Nhà nước; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất của các nông lâm trường, tạo việc làm cho người dân và tạo điều kiện để phát triển nghề rừng…Tuy nhiên trên thực tế, cũng như thực trạng chung trong cả nước, sau khi chuyển đổi, các nông, lâm trường quốc doanh thực chất chỉ thay đổi về tên gọi còn về quản lý và hoạt động thì có rất ít chuyển biến. Sau khi chuyển đổi, tổng diện tích đất các công ty đang quản lý, sử dụng là trên 39 nghìn ha. Trong đó diện tích sử dụng đúng mục đích là gần 26 nghìn ha; có tới hơn 10.000ha đang trong diện tranh chấp, lấn chiếm; đất chưa sử dụng là hơn 2.300ha, còn lại là các trường hợp khác.
Ông Hồ Tiến Thiệu, Giám đốc Sở TN&MT, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng phân tích: các Công ty nhiều nhất chỉ có khoảng hơn 100 lao động, nhưng lại quản lý, sử dụng quá nhiều diện tích đất lâm nghiệp, vì vậy một số diện tích sử dụng chưa hiệu quả cũng là điều dễ hiểu, trong khi đó, hiện nay nhân dân các địa phương đã nhận thức được lợi ích kinh tế của việc trồng rừng và phát triển mạnh nghề rừng thì lại thiếu đất sản xuất. Ví dụ điển hình là ở Hữu Lũng, hiện nay Công ty TNHHMTV Lâm nghiệp Đông Bắc chỉ có 151 lao động, nhưng diện tích được giao quản lý, sử dụng lên đến hơn 14 nghìn ha. Trong khi đó 11 vạn dân Hữu Lũng chỉ có vẻn vẹn hơn 2.000ha đất lâm nghiệp. Cộng với tình trạng giao đất trước kia chỉ là khoanh vẽ trên bản đồ, ranh giới không rõ ràng, dẫn đến tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng giữa người dân và Công ty, ảnh hưởng đến phát triển chung của địa phương.
Mặt khác, trong số diện tích đất đang sản xuất của các công ty, thì diện tích giao khoán sản xuất cho người dân cũng rất ít. Theo thống kê của cơ quan chức năng, chỉ có khoảng gần 9.000ha, chiếm 28% diện tích đất lâm nghiệp mà các công ty được giao quản lý sử dụng là thực hiện việc giao khoán. Trong khi đó, hình thức giao khoán nhiều nơi chưa rõ ràng và chưa phù hợp. Mới đây nhất, trong tháng 5/2012, tại xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình, hơn 100 người dân của 1 thôn đã tổ chức chặt phá rừng của Công ty lâm nghiệp Lộc Bình, diện tích bị phá lên đến trên 15ha. Nguyên nhân sâu xa của vụ việc này chính là bức xúc từ việc giao khoán sản xuất của Công ty. Hay như vụ việc tranh chấp, chặt phá phức tạp xảy ra tại Khe Vuồng xã Đình Lập, huyện Đình Lập năm trước, nguyên nhân cũng từ hạn chế trong quản lý, tổ chức sản xuất, khai thác của Công ty Lâm nghiệp Đình Lập.
Nhiều ý kiến của các ngành đặt vấn đề, liệu mô hình chuyển đổi như hiện nay đã hợp lý hay chưa? Khi mà hiện nay nhân dân đã đủ năng lực và trình độ để phát triển nghề rừng, thì việc các công ty sử dụng nhiều đất để trồng rừng, một mặt không có đủ năng lực để quản lý, hiệu quả; mặt khác việc giao khoán vô hình chung lại tạo ra một khâu trung gian giữa người dân và nhà nước, bởi nhà nước có thể giao thẳng đất cho nhân dân sản xuất một cách có hiệu quả. Theo số liệu mà cơ quan chức năng cung cấp, năm 2011 tổng số tiền mà các Công ty lâm nghiệp trên địa bàn đóng góp vào ngân sách chỉ ở mức trên 3 tỷ đồng, chưa bằng 0,5% tổng thu nội địa của tỉnh, một con số quá nhỏ so với tổng diện tích đất lâm nghiệp mà các công ty này đang quản lý, sử dụng. Đây là điều đáng phải suy ngẫm, khi mà chỉ với vài ha, hiện nay người dân đã có thu nhập tiền tỷ sau mỗi chu kỳ khai thác.
Kỳ II: Nguồn lực để thực hiện giải pháp
Vũ Như Phong
Ý kiến ()