Sắp xếp doanh nghiệp thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn số 739/TTg-ĐMDN phê duyệt phương án sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam đến năm 2015.Thủ tướng chỉ đạo trước mắt, duy trì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thực hiện cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp đối với Công ty mẹ - Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty giấy Việt Nam và Công ty TNHH một thành viên Nguyên liệu giấy miền Nam. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện cổ phần hóa, Công ty mẹ - Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty giấy Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ đối với hai Công ty: Vận tải và Chế biến lâm sản; Giấy Tissue Sông Đuống. Đồng thời, thực hiện thoái vốn nhà nước tại Công ty TNHH Sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái; Công ty cổ phần giấy Thanh Hóa; Công ty cổ phần may-diêm Sài Gòn; Công ty cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam...Hà Nam đưa công nghệ sinh học vào chăn nuôi lợnTỉnh Hà Nam đã...
Thủ tướng chỉ đạo trước mắt, duy trì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, thực hiện cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp đối với Công ty mẹ – Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty giấy Việt Nam và Công ty TNHH một thành viên Nguyên liệu giấy miền Nam. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện cổ phần hóa, Công ty mẹ – Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty giấy Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ đối với hai Công ty: Vận tải và Chế biến lâm sản; Giấy Tissue Sông Đuống. Đồng thời, thực hiện thoái vốn nhà nước tại Công ty TNHH Sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư Việt Thái; Công ty cổ phần giấy Thanh Hóa; Công ty cổ phần may-diêm Sài Gòn; Công ty cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…
Hà Nam đưa công nghệ sinh học vào chăn nuôi lợn
Tỉnh Hà Nam đã triển khai thực hiện 133 mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học theo đề án “Giảm ô nhiễm môi trường bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn giai đoạn 2011 – 2015”. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2012 sẽ phát triển thêm 186 chuồng nuôi, nâng tổng đàn lợn nuôi bằng phương pháp này đạt từ 1.600 đến 2.000 con lợn/lứa; đồng thời triển khai mô hình chăn nuôi công nghiệp với quy mô chuồng trại từ 400 m2 trở lên, nuôi từ 200 đến 250 con lợn/lứa.
Trước mắt, tỉnh Hà Nam triển khai tại mỗi xã có ba mô hình điểm tại khu dân cư với mức hỗ trợ trực tiếp cho người chăn nuôi kinh phí 165 nghìn đồng/m2 đệm lót.
PV
Thừa Thiên – Huế đẩy nhanh khai thác tiềm năng kinh tế biển
Thừa Thiên – Huế có 120 km bờ biển với nhiều lợi thế về nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản có hiệu quả cao, phát triển kinh tế du lịch vùng ven biển, góp phần tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế, sản lượng khai thác từ đầu năm đến nay trong toàn tỉnh đạt khoảng mười nghìn tấn, tăng 20% so cùng kỳ; tạo việc làm cho khoảng năm nghìn lao động.
Trong khi nhiều địa bàn lân cận gặp khó khăn, ngư dân Thừa Thiên – Huế đã không ngừng đầu tư đóng mới, nâng công suất tàu, thuyền đánh bắt xa bờ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổng số tàu, thuyền khai thác biển trên địa bàn hiện có 1.998 chiếc; trong đó có 221 chiếc tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên. Ngoài khai thác thủy, hải sản, Thừa Thiên – Huế còn tập trung phát triển du lịch và dịch vụ ven biển.
PV
Gia Lai mở các phiên chợ hàng Việt về vùng nông thôn
Tỉnh Gia Lai đẩy mạnh việc mở các phiên chợ hàng Việt về vùng nông thôn, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận và sử dụng hàng tiêu dùng phục vụ đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Từ nay đến cuối năm 2012, tỉnh sẽ tổ chức năm phiên chợ hàng Việt tại địa bàn các huyện Krôngpa, KếBang, Konchoro, Chư Prông và huyện biên giới Đức Cơ. Do điểm tổ chức các phiên chợ hàng Việt tại các vùng sâu, vùng xa và khó đi lại, ngành chức năng đã phối hợp với chính quyền địa phương tích cực hỗ trợ, giúp sức cho các doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
PV
Bàn giao tàu 104 nghìn tấn
Sáng 3-6, tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), sáng 3-6, Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất khánh thành và bàn giao tàu chở dầu thô có trọng tải 104 nghìn tấn cho chủ đầu tư PV Trans.
Tàu chở dầu thô 104 nghìn tấn mang tên PVT Mercury, đánh dấu mốc son lịch sử quan trọng của ngành đóng tàu Việt Nam. Toàn bộ quá trình đóng mới tàu do cán bộ, kỹ sư người Việt Nam thực hiện. Tàu có chiều dài 245 m, rộng 43 m, cao 20 m, mớn nước 11,7m, vận tốc 14,7 hải lý/giờ. Phần máy chính có công suất 13.560 KW. Sau khi bàn giao và đưa vào sử dụng tàu PVT Mercury, Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất tiếp tục tiếp nhận đóng mới tàu 105 nghìn tấn. Từ đầu năm 2012 đến nay, đơn vị đã hoàn thành việc sửa chữa và bàn giao các sản phẩm như tàu Hoàng Sa, Côn Sơn, Trường Sa với chất lượng cao.
Theo Nhandan
Ý kiến ()