Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Xác định rõ tiềm năng và thế mạnh, cấp ủy và chính quyền địa phương Lâm Đồng tập trung tạo những bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.Năm 2004 là thời điểm Lâm Đồng chính thức triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao và coi đây là một trong những chương trình trọng điểm. Hơn năm năm triển khai chương trình, các doanh nghiệp, chủ trang trại; nhất là nhiều nông dân Lâm Đồng mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.Hiệu quả kinh tế từ nông nghiệp công nghệ cao.Có thể nói, ngành hoa là một ngành nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) mang lại lợi nhuận rất lớn. Trong một hội thảo mới đây, Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt, Giám đốc Công ty TNHH Langbian Farm Trần Huy Đường đưa ra dẫn chứng cụ thể: Trên cây hoa lyli, mỗi năm có thể trồng được ba vụ, bình quân mỗi1 m2 có thể trồng được 27 cây. Khi thu hoạch, khấu trừ các khoản đầu tư, tiền lãi...
Xác định rõ tiềm năng và thế mạnh, cấp ủy và chính quyền địa phương Lâm Đồng tập trung tạo những bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp.
Năm 2004 là thời điểm Lâm Đồng chính thức triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao và coi đây là một trong những chương trình trọng điểm. Hơn năm năm triển khai chương trình, các doanh nghiệp, chủ trang trại; nhất là nhiều nông dân Lâm Đồng mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới vào sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Hiệu quả kinh tế từ nông nghiệp công nghệ cao.
Có thể nói, ngành hoa là một ngành nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) mang lại lợi nhuận rất lớn. Trong một hội thảo mới đây, Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt, Giám đốc Công ty TNHH Langbian Farm Trần Huy Đường đưa ra dẫn chứng cụ thể: Trên cây hoa lyli, mỗi năm có thể trồng được ba vụ, bình quân mỗi
1 m2 có thể trồng được 27 cây. Khi thu hoạch, khấu trừ các khoản đầu tư, tiền lãi bình quân đạt 1.500 đồng/cây. Như vậy, mỗi năm có thể lãi hơn một tỷ đồng/ha. Tương tự, với cây hoa cát tường, mỗi năm trồng 2,5 vụ, trên mỗi 1 m2 cũng trồng 27 cây. Với mức giá như năm nay sẽ lãi từ 2.000 – 3.000 đồng/cây. Như vậy trên một ha trong một năm lãi cả tỷ đồng. Một cây dễ trồng hoa cúc, mỗi năm trồng được 3,5 vụ, 1 m2 trồng được 50 cây, tiền lãi 600 đồng/cây thì mỗi năm cũng thu được hơn một tỷ đồng/ha…
Áp dụng NNCNC mà các doanh nghiệp và người dân nuôi cá nước lạnh (cá hồi vân, cá tầm Nga) đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Hiện trên địa bàn tỉnh có chín doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất con giống, cá nước lạnh thương phẩm trên diện tích 40 ha. Năng suất cá hồi bình quân 13,5 tấn/ha, doanh thu đạt khoảng ba đến bốn tỷ đồng/ha/năm; với cá tầm, doanh thu trên 1.000 m2 lồng bè đạt từ sáu đến tám tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt khoảng 40% so với doanh thu. Đặc biệt, với suất đầu tư nuôi ao nước chảy bình quân ba tỷ đồng/ha và nuôi lồng bè 12 tỷ đồng/ha, đã có mô hình đầu tư nuôi cá nước lạnh ứng dụng công nghệ cao cho năng suất lên đến 60 tấn/ha, giá trị sản xuất đạt một triệu USD.
Việc áp dụng công nghệ sinh học phối hợp với các biện pháp canh tác của chương trình công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã tạo bước đột phá về sản lượng và chất lượng hàng nông sản của Lâm Đồng, tạo cơ hội thuận lợi và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là một chương trình thành công lớn, đem lại giá trị rất cao. Đến cuối năm 2010, đã có 3.300 ha đất nông nghiệp ở Lâm Đồng được canh tác bằng công nghệ mới, trong đó có gần 2.000 ha ứng dụng công nghệ tưới phun tự động trên 1.200 ha sản xuất trong nhà lưới, nhà kính. Các giống cây trồng, vật nuôi mới không ngừng được thử nghiệm và sản xuất thành công. Qua đó, có những mô hình sản xuất rau, hoa đã đạt doanh thu cao chưa từng có, từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha; chè chất lượng cao đạt từ 160 đến 250 triệu đồng/ha; ớt ngọt đạt một tỷ đồng/ha/vụ; cá nước lạnh đạt doanh thu từ bốn đến năm tỷ đồng/ha/năm; sản lượng sữa bò tươi tăng từ 2.100 tấn năm 2003 lên hơn 7.500 tấn năm 2008… Hiện toàn tỉnh có hơn 300 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, thì đã có khoảng 160 nghìn ha, tức là đã chiếm tới 50% diện tích, đạt doanh thu hơn 50 triệu đồng/ha/ năm…
Từ mô hình nhân lên diện rộng.
Chương trình NNCNC ở Lâm Đồng, lúc đầu phát triển theo hướng các mô hình, nay đã được triển khai trên diện rộng. Ở tỉnh miền núi này, hình ảnh sản xuất nông nghiệp kiểu mới đã có sức lan tỏa rộng, từ TP Đà Lạt đến thị xã Bảo Lộc, từ Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng đến Lạc Dương. Huyện Lạc Dương, nơi có 4.765 ha đất nông nghiệp với dân số 18.990, trong đó 82% là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 2004 về trước, nền sản xuất nông nghiệp của huyện hết sức lạc hậu, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, quảng canh, giá trị sản xuất chỉ đạt khoảng 30 triệu đồng/ha năm và rất nhiều đất đai hoang hóa do đồng bào thiếu vốn, kỹ thuật canh tác và thói quen dựa vào tự nhiên mà sống qua ngày. Từ sau khi triển khai chương trình NNCNC, các nhà đầu tư và nông dân trong huyện đã chuyển đổi căn bản cơ cấu, chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, đầu tư công nghệ mới vào quy trình sản xuất. Đến giữa năm 2010, diện tích canh tác cây rau trên địa bàn toàn huyện là hơn 810 ha cùng với gần 100 ha hoa các loại. Trong đó, diện tích rau, hoa trồng trong nhà lưới nhà kính khoảng 130 ha; diện tích rau, hoa được tưới tự động và bán tự động khoảng 585 ha. Năng suất và giá trị sản xuất nông nghiệp tăng khá cao, trong đó cây rau đạt khoảng 24,5 tấn/ha, tăng 22% so với năm 2004. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân của huyện miền núi nghèo Lạc Dương cho đến nay đã đạt khoảng 50 triệu đồng/ha…
Còn Đức Trọng, huyện đã tìm cho mình một hướng đi khá bền vững với cơ cấu sản xuất đa cây, đa con với những cây, con có giá trị kinh tế cao. Ban đầu, huyện Đức Trọng cho triển khai các mô hình. Với kinh phí 718 triệu 600 nghìn đồng (trong đó ngân sách tỉnh là 620 triệu 76 nghìn và ngân sách huyện là 98 triệu 524 nghìn đồng), Đức Trọng hỗ trợ làm thí điểm hai mô hình nhà kính, nhà lưới tại xã Hiệp An và thị trấn Liên Nghĩa để sản xuất rau, hoa theo quy trình CNC. Hai mô hình sản xuất này đã đem lại hiệu quả thiết thực, nên từ năm 2005 đến 2010, một mặt tổ chức phổ biến nhân rộng mô hình, mặt khác tiếp tục hỗ trợ xây dựng các mô hình trồng rau, hoa ở hầu hết các xã, thị trấn với tổng diện tích 513 ha. Hiệu quả việc sản xuất rau, hoa theo hướng CNC ở huyện Đức Trọng đã đạt cao hơn nhiều so với cách sản xuất 'truyền thống'. Đối với các loại rau, trước đây chỉ đạt 50 – 70 triệu đồng/ha thì nay thu 150 triệu đồng đến 250 triệu đồng/ha. Còn các loại hoa, trước đây chỉ từ 70 đến 150 triệu đồng/ha nay ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới tự động phủ màng pô-li-me đạt từ 100 đến 200 triệu đồng/ha, sản xuất trong nhà lưới đạt từ 200 đến 300 triệu đồng/ha, sản xuất trong nhà kính đạt từ 300 đến 500 triệu đồng/ha/ năm. Ngoài ra, chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm cũng được nâng lên rõ rệt…
Hướng đi đúng tạo sự thay đổi lớn.
Có thể nói, thổ nhưỡng và khí hậu vùng đất này thích hợp cho việc phát triển các cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới, thực hiện mùa vụ đa dạng, cho năng suất và chất lượng cao. Lâm Đồng có tám nhóm đất khác nhau, thổ nhưỡng khá màu mỡ, trong đó có 200 nghìn ha đất ba-dan phân bố tập trung tại cao nguyên Bảo Lộc, Di Linh rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp dài ngày. Cây cà-phê có tốc độ phát triển nhanh, đến nay có hơn 140 nghìn ha, sản lượng cà-phê nhân đạt hơn 140 nghìn tấn/năm và triển vọng sẽ lên đến 250 nghìn tấn. Lâm Đồng cũng là vùng duy nhất ở các tỉnh phía nam thích hợp với sự phát triển của cây chè, đã có 21.800 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 89 nghìn tấn, triển vọng phát triển tới 25.000 ha, sản lượng 200 nghìn tấn. Khí hậu Lâm Đồng, nhất là vùng Bảo Lộc, rất thích hợp cho việc nuôi tằm lưỡng hệ quanh năm và ngành này hiện cũng đang phát triển với diện tích dâu hiện có 4.250 ha, sản lượng kén 2.200 tấn; triển vọng phát triển lên 6.000 ha với sản lượng từ 4.500 đến 4.800 tấn kén. Diện tích rau, hoa có 13 nghìn ha, chủ yếu tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương và Đức Trọng. Rau, hoa Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, trong đó có nhiều loại có giá trị cao. Ở địa bàn này cũng có một số loại trái cây đặc sản, diện tích 5.500 ha, sản lượng ước đạt từ 17 nghìn đến 20 nghìn tấn, trong đó có một số trái cây có giá trị cao như chuối laba, bơ, hồng, dâu tây… Bên cạnh đó, với lợi thế về khí hậu, địa phương có tiềm năng về chăn nuôi bò sữa và một khả năng mới được khai thác là nuôi cá nước lạnh…
Những kết quả bước đầu của chương trình NNCNC đã làm nên sự thay đổi lớn trong tư duy làm nông nghiệp của người dân địa phương.
Theo Nhandan
Ý kiến ()