Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao ở Bình Ðịnh
Bình Định có diện tích đất nông nghiệp 389 nghìn 155 ha. Sản xuất nông nghiệp ở Bình Định đang hướng đến nền sản xuất có chất lượng cao, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất cho thu nhập từ 100 triệu đến hơn 300 triệu đồng/ha/năm.Những điểm sángĐó là các mô hình trồng hành tại thôn Thuận Nghĩa, Bình Thành, thị trấn Phú Phong huyện Tây Sơn thu nhập 328 triệu đồng/ha/năm áp dụng theo công thức luân canh: lạc, dưa leo, khổ qua tại thôn Hữu Giang, huyện Tây Sơn cho thu nhập 225 triệu đồng/ha/năm. Mô hình trồng rau an toàn tại các phường Nhơn Phú, Nhơn Bình,TP Quy Nhơn cho thu nhập180 triệu đồng/ha/năm. Các mô hình ở Ân Phong, Ân Tường Đông, Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân cho thu nhập từ 80 đến 150 triệu đồng/ha/năm. Ngay tại các xã miền núi khó khăn như Vĩnh Hòa, Vĩnh Hảo, Vĩnh Quang thuộc huyện miền núi Vĩnh Thạnh nhờ áp dụng công thức luân canh trồng ớt xen lạc, ngô lai, cho thu nhập 112 triệu đồng/ha/năm. Trên vùng đất hạn hán thiếu nước, nông dân huyện Phù Mỹ áp dụng công thức...
Bình Định có diện tích đất nông nghiệp 389 nghìn 155 ha. Sản xuất nông nghiệp ở Bình Định đang hướng đến nền sản xuất có chất lượng cao, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất cho thu nhập từ 100 triệu đến hơn 300 triệu đồng/ha/năm.
Những điểm sáng
Đó là các mô hình trồng hành tại thôn Thuận Nghĩa, Bình Thành, thị trấn Phú Phong huyện Tây Sơn thu nhập 328 triệu đồng/ha/năm áp dụng theo công thức luân canh: lạc, dưa leo, khổ qua tại thôn Hữu Giang, huyện Tây Sơn cho thu nhập 225 triệu đồng/ha/năm. Mô hình trồng rau an toàn tại các phường Nhơn Phú, Nhơn Bình,
TP Quy Nhơn cho thu nhập
180 triệu đồng/ha/năm. Các mô hình ở Ân Phong, Ân Tường Đông, Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân cho thu nhập từ 80 đến 150 triệu đồng/ha/năm. Ngay tại các xã miền núi khó khăn như Vĩnh Hòa, Vĩnh Hảo, Vĩnh Quang thuộc huyện miền núi Vĩnh Thạnh nhờ áp dụng công thức luân canh trồng ớt xen lạc, ngô lai, cho thu nhập 112 triệu đồng/ha/năm. Trên vùng đất hạn hán thiếu nước, nông dân huyện Phù Mỹ áp dụng công thức luân canh lúa, mè, ngô lai cho thu nhập 85 triệu đồng/ha/năm.
Việc ứng dụng tiến bộ khoa
học – kỹ thuật, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Bình Định thời gian qua có những bước tiến khá nhanh, khá đa dạng ở phần lớn các khâu trước và sau thu hoạch, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với nông nghiệp, nông thôn. Hiện khâu làm đất bằng máy chiếm 95%, sử dụng công cụ sạ hàng 55%, thu hoạch bằng cơ giới 60%, máy đập tuốt 95%. Trên lĩnh vực trồng trọt, việc ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật cũng dành nhiều thành tựu đáng kể. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 674,856 tấn, bằng 99,8% mức kế hoạch; tăng 27,4% so với năm 2005, tăng 5% so với năm 2009. Kết quả thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng sau năm năm toàn tỉnh thực hiện chuyển đổi được 20 nghìn ha từ ba vụ lúa bấp bênh sang sản xuất hai vụ lúa có hiệu quả kinh tế cao hơn. Năng suất bình quân trên chân ruộng hai vụ lúa cao hơn năng suất ba vụ lúa từ 9 đến 12 tạ/ha. Lợi nhuận bình quân trên chân ruộng hai vụ cao hơn chân ruộng ba vụ lúa/ha/năm là 3,7 triệu đồng. Ngoài ra toàn tỉnh thực hiện chuyển đổi 11 nghìn ha chân ruộng ba vụ lúa bấp bênh sang sản xuất hai vụ lúa, một vụ màu cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Xã Cát Hải, huyện Phù Cát chuyển 340 ha trồng lúa bấp bênh sang trồng lạc và trồng hành, thu nhập bình quân 80 triệu đồng/ha/năm; xã Cát Tài, huyện Phù Cát chuyển hơn 600 ha đất trồng lúa sang trồng màu cho thu nhập bình quân 60 triệu đồng/ha/năm.
Chương trình phát triển và đưa lúa lai vào vùng khó khăn về sản xuất lương thực cũng được tỉnh chú trọng đầu tư nhằm tạo giải pháp để tăng năng suất, bảo đảm vững chắc về an ninh lương thực, ổn định đời sống nông dân, từng bước xóa đói, giảm nghèo. Tỉnh đã ban hành chính sách phát triển giống cây trồng giai đoạn 2010 – 2015 với tổng kinh phí trọn gói 46,72 tỷ đồng. Năm 2009, diện tích lúa lai đạt 9.000 ha, tăng 22,5 lần so với năm 2005. Vụ sản xuất đông xuân 2010 – 2011 tỉnh đầu tư hỗ trợ 6,5 tỷ đồng trợ giá giống lúa lai và 13 tỷ đồng hỗ trợ giống lúa thuần để hỗ trợ sản xuất.
Năm 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn do mưa lũ, hạn hán nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành nông – lâm, thủy sản vẫn tăng 6,8%, trong đó nông nghiệp tăng 6,4%, lâm nghiệp tăng 6,3% và thủy sản tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, nhìn chung sản xuất nông nghiệp ở Bình Định phát triển chưa bền vững, còn manh mún, chưa hình thành được vùng sản xuất lớn, sản phẩm hàng hóa còn nhỏ lẻ, chất lượng thấp. Sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn gặp nhiều trở ngại.
Nhiều giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Ngành nông nghiệp Bình Định xác định trong giai đoạn 2010 – 2015 hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng bền vững, chất lượng và hiệu quả. Trọng tâm là từng bước hiện đại hóa nền nông nghiệp, chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản và phát triển dịch vụ nông nghiệp, nông thôn. Phát triển kinh tế hợp tác mà nòng cốt là HTX, gắn với xây dựng nông thôn mới, từng bước xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật ở nông thôn theo hướng hiện đại: Cơ khí hóa, điện khí hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển các khu công nghiệp ở nông thôn gắn với địa bàn để giải quyết lao động tại chỗ. Để thực hiện được phương châm này, thời gian qua, tỉnh Bình Định tập trung đầu tư phát triển vùng nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh có 37 cụm công nghiệp với diện tích 1.588 ha. Hiện có 397 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong số 494 doanh nghiệp đi vào hoạt động, tạo việc làm cho 11 nghìn lao động. Toàn tỉnh có hai doanh nghiệp thực hiện bao tiêu sản phẩm hàng hóa cho nông dân là Công ty CP đường Bình Định mỗi năm chế biến từ 30 đến 40 nghìn tấn đường và Công ty CP chế biến tinh bột sắn năm 2010 chế biến 14 triệu tấn tinh bột sắn. Ngoài ra, một số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã thực hiện ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân như lúa giống và một số sản phẩm khác góp phần tăng thu nhập cho nông dân trong tỉnh. Về phát triển làng nghề ở nông thôn, đến nay tỉnh công nhận 26 trong số 29 làng nghề đạt tiêu chuẩn quy định; giá trị làng nghề sản xuất chiếm 3% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 46 nghìn lao động nông thôn.
Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tỉnh Bình Định sẽ chuyển mạnh diện tích ba vụ lúa sang trồng hai vụ lúa/năm hoặc sang hai vụ lúa một vụ màu nhằm giảm thiểu thiệt hại và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đẩy mạnh công tác giống và khuyến nông chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, ưu tiên đầu tư phát triển chương trình giống cây trồng, vật nuôi để tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng làm nền tảng để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại trong những năm tới. Chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất khoa học – kỹ thuật cho chương trình giống cây con và đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu, khảo nghiệm ứng dụng giống mới và công nghệ sinh học. Tổ chức sản xuất và cung ứng đủ giống tốt cho sản xuất. Triển khai thực hiện tốt công tác khuyến nông, ứng dụng giống mới và công nghệ canh tác, công nghệ sau thu hoạch. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện nông dân áp dụng quy trình công nghệ mới. Mở rộng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, thực hiện chương trình 'ba giảm ba tăng' trên diện rộng. Đồng thời, nghiên cứu chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các chương trình dự án đầu tư vào các vùng nông thôn miền núi, các hộ nông dân nghèo vùng bãi ngang để từng bước xóa đói, giảm nghèo và giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa miền núi, đồng bằng cũng như trình độ giữa các vùng, miền. Ngoài ra, ngành nông nghiệp đang tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Với cách thức tổ chức sản xuất và cơ cấu nông thôn hợp lý, lao động ở nông thôn Bình Định sẽ chuyển dịch vào lĩnh vực phi nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn bó với ruộng vườn truyền thống và làm giàu chính đáng trên quê hương mình.
Theo Nhandan
Ý kiến ()