Theo Bộ Công thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước sáu tháng qua ước đạt khoảng 49 tỷ USD, tăng 25,8% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch của nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 41,2 tỷ USD, tăng 25,5% so cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 1,44 tỷ USD, tăng 13,6%; nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 0,7%. Nhìn vào cơ cấu các nhóm hàng nhập khẩu, có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng cần nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước (chiếm tới 85%) và để giảm nhập siêu thì đây chính là nhóm hàng cần giảm nhập khẩu mạnh nhất. Sáu tháng đầu năm, tỷ lệ nhập siêu vẫn ở mức cao, bằng 15,7% kim ngạch xuất khẩu.Đáng chú ý, trong nhóm hàng cần nhập khẩu, các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm chủ yếu là các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất như xăng dầu...
Theo Bộ Công thương, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước sáu tháng qua ước đạt khoảng 49 tỷ USD, tăng 25,8% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch của nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 41,2 tỷ USD, tăng 25,5% so cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 1,44 tỷ USD, tăng 13,6%; nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 0,7%. Nhìn vào cơ cấu các nhóm hàng nhập khẩu, có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng cần nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước (chiếm tới 85%) và để giảm nhập siêu thì đây chính là nhóm hàng cần giảm nhập khẩu mạnh nhất. Sáu tháng đầu năm, tỷ lệ nhập siêu vẫn ở mức cao, bằng 15,7% kim ngạch xuất khẩu.
Đáng chú ý, trong nhóm hàng cần nhập khẩu, các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm chủ yếu là các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất như xăng dầu tăng 67,6%, tiếp theo là mặt hàng phân bón các loại tăng 48,3%, cao-su các loại tăng 44,6%, giấy các loại tăng 28,1%, bông tăng 103,6%, sợi các loại tăng 51,5%, vải tăng 38,1%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 20,8%; các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 10,9%… Năm 2010 vừa qua, riêng ngành công nghiệp đã có bốn nhóm hàng có giá trị nhập khẩu lớn. Kim ngạch nhập khẩu nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng khoảng 15,5 tỷ USD; nhóm thép, vải, điện tử, xăng dầu phải nhập từ 4,5 đến 6 tỷ USD/mặt hàng; nhóm chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, hóa chất nguyên liệu, phôi thép, phân bón, linh kiện ô-tô, tân dược phải nhập từ 1 đến 3 tỷ USD/mặt hàng; nhóm mặt hàng ô-tô, giấy, bông, cao-su, sợi có giá trị nhập khẩu dưới 1 tỷ USD/mặt hàng. Những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn chủ yếu do trong nước chưa sản xuất được để đáp ứng nhu cầu nền kinh tế, nhất là các mặt hàng phục vụ sản xuất.
Do đó, giải pháp quan trọng, căn cơ để giảm nhập siêu một cách hiệu quả, vững chắc là chủ động nguồn nguyên, nhiên liệu, máy móc, thiết bị trong nước. Điều này không chỉ góp phần kiềm chế nhập siêu mà còn nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã tích cực triển khai nhiều chương trình, đề án phát triển vùng nguyên liệu trong nước, tiến tới sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu. Với ngành dệt may có chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Ngành cơ khí có chương trình cơ khí trọng điểm, v.v. Tuy nhiên, đến nay, các chương trình, đề án này mới đạt những kết quả bước đầu và trên thực tế còn triển khai theo cách “mạnh ai nấy làm” mà chưa có một chiến lược, một chương trình tổng thể mang tầm quốc gia. Riêng ngành công nghiệp hỗ trợ cũng mới bước đầu “manh nha” hình thành, đang “loay hoay” tìm hướng phát triển.
Dự thảo Chương trình hành động quốc gia phát triển sản xuất hàng thay thế nhập khẩu vừa được Bộ Công thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu phát huy sức mạnh tổng hợp của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong nước nhằm tập trung sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu với chất lượng bảo đảm, giá cả cạnh tranh so với hàng nhập khẩu cùng loại. Nhanh chóng ban hành và triển khai chương trình hành động này sẽ từng bước hình thành những ngành sản xuất trong nước đủ mạnh để có thể cạnh tranh với nước ngoài, giúp doanh nghiệp chủ động được nguyên, nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị trong nước, từ đó góp phần kiềm chế nhập siêu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()