LSO-5 năm trở lại đây, tính trung bình mỗi năm, Sở KH&CN Lạng Sơn lập kế hoạch, xây dựng phương án chi tiết về kinh phí và tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, thí điểm… khoảng 20 đề tài (kế hoạch năm 2013 sẽ là 23 đề tài, dự án). Trong số những đề tài nghiên cứu vừa qua thì đến 80% là các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Số đề tài còn lại là nghiên cứu về lĩnh vực y tế, văn hóa và giáo dục. Như vậy có thể thấy, chỉ riêng về số lượng, các đề tài khoa học nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất, phát triển công nghiệp đã thể hiện rõ sự hụt hẫng. Hoạt động khai thác ở Công ty TNHH Một thành viên than Na DươngTrao đổi về vấn đề này, tiến sỹ Lương Đăng Ninh, Giám đốc Sở KH&CN Lạng Sơn cho biết: Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn chưa thực sự vào cuộc cùng ngành khoa học. Trên thực tế, sản xuất công nghiệp, nhất...
LSO-5 năm trở lại đây, tính trung bình mỗi năm, Sở KH&CN Lạng Sơn lập kế hoạch, xây dựng phương án chi tiết về kinh phí và tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, thí điểm… khoảng 20 đề tài (kế hoạch năm 2013 sẽ là 23 đề tài, dự án). Trong số những đề tài nghiên cứu vừa qua thì đến 80% là các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Số đề tài còn lại là nghiên cứu về lĩnh vực y tế, văn hóa và giáo dục. Như vậy có thể thấy, chỉ riêng về số lượng, các đề tài khoa học nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất, phát triển công nghiệp đã thể hiện rõ sự hụt hẫng.
Hoạt động khai thác ở Công ty TNHH Một thành viên than Na Dương
Trao đổi về vấn đề này, tiến sỹ Lương Đăng Ninh, Giám đốc Sở KH&CN Lạng Sơn cho biết: Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn chưa thực sự vào cuộc cùng ngành khoa học. Trên thực tế, sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng tại Lạng Sơn chưa thực sự phát triển – và đây là một nguyên nhân khiến việc tìm đề tài, đầu tư, nghiên cứu cho công nghiệp còn hạn chế.
Một điểm nhận thấy rất rõ qua những con số thống kê của ngành Công thương là: gần 9 tháng của năm 2012, sản xuất công nghiệp trên địa bàn hầu như không có sự tăng trưởng, thậm chí sụt giảm so với cùng kỳ năm 2011 và không đạt mức bình quân chung trong thực hiện kế hoạch 2012. Cụ thể: lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ được khoảng 600 tỷ đạt hơn 83% kế hoạch, bằng gần 90 % so với cùng kỳ; Công nghiệp chế biến được khoảng 1.000 tỷ đồng, đạt trên 55% so với kế hoạch, bằng 88,6 % so với cùng kỳ.
Theo tiến sỹ Lương Đăng Ninh, kinh phí hàng năm của Nhà nước dành cho việc nghiên cứu phát triển sản xuất nằm trong khoảng 10 tỷ đồng, nhưng lĩnh vực phát triển sản xuất công nghiệp là một lĩnh vực rất đặc thù, để hiểu rõ về nó thì chính là các doanh nghiệp, đơn vị đang hoạt động sản xuất công nghiệp. Nói vậy để thấy, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn còn thụ động trong việc ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp. Phần lớn khi đầu tư, các đơn vị mới chỉ chú trọng vào việc đầu tư mua máy móc sản xuất. Tuy nhiên, khoa học công nghệ không chỉ gói gọn trong hệ thống máy móc sản xuất ra sản phẩm mà nó rất rộng, tùy thuộc vào sản phẩm của từng đơn vị, công nghệ khoa học phải được đầu tư, ứng dụng một cách đồng bộ. Ví dụ như đầu tư công nghệ khoa học mới trong việc xử lý môi trường, lọc bụi đá, khói công nghiệp, công nghệ xử lý triệt để hóa chất công nghiệp trong nước thải công nghiệp trước khi thải ra ngoài môi trường tự nhiên… Trên thực tế qua công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua thì, một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, trong đó có cả đơn vị sản xuất công nghiệp lớn ở Lạng Sơn vẫn chưa tìm ra giải pháp, công nghệ để có thể xử lý được hệ thống nước thải công nghiệp của đơn vị mình.
Hiện tại, Sở KH&CN đã xây dựng chương trình, đề án về việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận và nâng cao sức cạnh tranh, đề án này ngành đã trình và chờ Bộ KH&CN thẩm định. Ngoài ra, Sở KH&CN đã và đang có chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý về khoa học cho cán bộ quản lý các doanh nghiệp, chương trình nâng cao tay nghề và làm chủ những công nghệ khoa học mới cho công nhân… Tuy nhiên, hiện tại, các chương trình trên vẫn chủ yếu do Sở KH&CN lập trình, doanh nghiệp chưa chủ động tìm hiểu, đề xuất, góp ý cũng với ngành khoa học tìm ra một đề tài cụ thể nào cho lĩnh vực phát triển công nghiệp. Thiết nghĩ, để đạt được mục tiêu và tính khả thi cho các đề tài khoa học trong lĩnh vực phát triển sản xuất công nghiệp, không có gì hiệu quả và thực tế bằng sự tăng cường liên kết giữa nhà khoa học với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Trí Dũng
Ý kiến ()