Sắn và sản phẩm từ sắn đứng thứ 7 trong các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2013, sắn và các sản phẩm từ sắn đứng vị trí thứ 7 trong các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu sắn ước đạt 3,1 triệu tấn với giá trị 1,11 tỷ USD, giảm 25,9% về lượng và giảm 18,2% về giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2012.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2013, sắn và các sản phẩm từ sắn đứng vị trí thứ 7 trong các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu sắn ước đạt 3,1 triệu tấn với giá trị 1,11 tỷ USD, giảm 25,9% về lượng và giảm 18,2% về giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2012.
Nông dân Phú Yên thu hoạch sắn (Ảnh: Báo Phú Yên) |
Trong khi đó, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trước, sắn là một sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu thấp nhưng vài năm gần đây, mặt hàng này đã “gia nhập” vào danh mục xuất khẩu tăng trưởng. Trong đó, Trung Quốc là thị trường chủ yếu nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam. Tiếp đó là Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Nhật Bản.
Cũng trong năm 2013, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn, đứng sau Thái Lan. Năng suất sắn của Việt Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số các quốc gia năng suất cao, với năng suất 17,6 tấn/ha.
Số liệu thống kê cũng cho biết, diện tích trồng sắn của cả nước có 560.000ha, với tổng sản lượng đạt gần 9,4 triệu tấn. 30% sản lượng thu được phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước làm lương thực, chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp dược phẩm, làm nguyên liệu sản xuất xăng sinh học, cồn công nghiệp… 70% được xuất khẩu dưới dạng tinh bột hoặc sắn lát khô. Tính đến 2013, cả nước có 6 nhà máy sản xuất nhiêu liệu sinh học sử dụng nguyên liệu là sắn lát khô đi vào hoạt động, gần 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn và hàng trăm cơ sở chế biến thủ công…
Tuy nhiên, sắn và sản phẩm từ sắn là mặt hàng tăng trưởng nóng trong những năm qua và phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nước, do vậy, nghề trồng sắn rất dễ bị động nếu các thị trường giảm nhu cầu nhập khẩu. Bởi thế, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải chủ động được thị trường và đặc biệt ưu tiên chính từ thị trường nội địa.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()