Sẵn sàng các phương án đối phó bão số 5
Nhân dân và các lực lượng vũ trang chống chọi tại đoạn đê bị vỡ ở tuyến Kênh 8, xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú, An Giang). * Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ * Khắc phục nhanh hậu quả bão số 4 * Nhiều xã ở Nghệ An bị cô lập do lũ * Vỡ bờ bao, đê ở TP Hồ Chí Minh, An Giang và Đồng Tháp * Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương thu hoạch lúa Ngày 28-9, Thủ tướng Chính phủ có Công điện khẩn số 1738/CĐ-TTg, điện UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên, các bộ, ngành chức năng, yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố phối hợp lực lượng biên phòng, ngành thủy sản và các chủ tàu triển khai ngay việc kiểm đếm tàu, thuyền, nắm chắc số lượng tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, nhất là các tàu, thuyền hoạt động xa bờ, hướng dẫn di chuyển để không đi vào, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi tránh, trú bão an toàn; tổ chức neo đậu cho tàu, thuyền trong các khu tránh trú bão.Các tỉnh...
|
* Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ
* Khắc phục nhanh hậu quả bão số 4
* Nhiều xã ở Nghệ An bị cô lập do lũ
* Vỡ bờ bao, đê ở TP Hồ Chí Minh, An Giang và Đồng Tháp
* Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương thu hoạch lúa
Ngày 28-9 , Thủ tướng Chính phủ có Công điện khẩn số 1738/CĐ-TTg, điện UBND các tỉnh, t hành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên, các bộ, ngành chức năng, yêu cầu UBND các tỉnh, t hành phố phối hợp lực lượng biên phòng, ngành thủy sản và các chủ tàu triển khai ngay việc kiểm đếm tàu, thuyền, nắm chắc số lượng tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, nhất là các tàu, thuyền hoạt động xa bờ, hướng dẫn di chuyển để không đi vào, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi tránh, trú bão an toàn; tổ chức neo đậu cho tàu, thuyền trong các khu tránh trú bão.
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến HàTĩnh kiểm soát chặt chẽ tàu, thuyền ra khơi, chủ động kiểm tra đê điều, hồ đập, công trình đang thi công để có biện pháp bảo đảm an toàn về người và tài sản; rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân cư ở khu vực nguy hiểm; chỉ đạo, hướng dẫn chằng, chống n hàcửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, cắt tỉa cành cây để hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ. Thủ tướng yêu cầu, các địa phương căn cứ diễn biến của bão và tình hình cụ thể ở địa phương để quyết định: cấm tàu, thuyền ra khơi, thực hiện sơ tán dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm, từ n hàyếu sang n hàkiên cố, trên tàu, thuyền, trên các đầm, chòi canh, nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ vào; cho học sinh nghỉ học; tổ chức lực lượng canh gác bảo đảm an ninh trật tự ở những khu vực phải di dời dân đi. Các tỉnh miền núi, trung du cần chủ động kiểm tra, rà soát các hồ chứa, hầm mỏ, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét; sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người và tài sản; thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động đối phó với tình huống mưa, lũ lớn, bị chia cắt. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, rà soát, kiểm tra, triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, hồ đập thủy lợi, chủ động thu hoạch lúa, hoa màu theo phương châm “xanh n hàhơn già đồng”, tiêu nước chống ngập úng. Bộ Công thương chỉ đạo kiểm tra, có phương án bảo đảm vận hành an toàn các hồ thủy điện, hệ thống truyền tải điện, bảo đảm đủ nguồn lương thực, thực phẩm dự trữ, nguồn điện phục vụ bơm tiêu chống úng ngập. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo nắm chắc số lượng tàu vận tải đang hoạt động trên biển, trên sông, hướng dẫn để thoát ra và không đi vào vùng biển nguy hiểm, tìm nơi tránh, trú bão, tổ chức neo đậu an toàn. Có phương án bảo đảm giao thông thông suốt và chuẩn bị phương tiện, vật tư khắc phục sự cố khi mưa lũ. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên địa bàn nằm trong khu vực ảnh hưởng của bão chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng giúp đỡ, phối hợp lực lượng của địa phương thu hoạch lúa, hoa màu, thực hiện sơ tán dân khi có yêu cầu. Các bộ Thông tin và Truyền thông, Y tế, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan theo chức năng và nhiệm vụ của mình chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương có phương án bảo đảm an toàn cho khách du lịch, duy trì thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống, sẵn sàng giúp đỡ địa phương khi có yêu cầu. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng-Thủy văn quốc gia tiếp tục theo dõi diễn biến của bão, mưa lũ, dự báo và cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo và đưa tin kịp thời những diễn biến của bão, mưa lũ để nhân dân biết, chủ động phòng, tránh. Ủy ban Quốc gia TKCN chỉ đạo các trung tâm cứu nạn và các lực lượng TKCN của các bộ, ngành và địa phương chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng thực hiện việc cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xảy ra. Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư tổ chức thường trực theo dõi, tổng hợp diễn biến của bão, mưa lũ, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các biện pháp đối phó với bão, mưa lũ, lũ quét. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các tình huống cấp bách.
Sáng 28-9 tại Hà Nội, tạicuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, Ủy ban Quốc gia TKCN, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần triển khai ngay các biện pháp đối phó với bão và mưa, lũ; phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, các công trình đang thi công ven sông, ven biển; rà soát, sẵn sàng sơ tán dân tại các vùng trũng, thấp ở cửa sông, ven biển, các khu vực ven sông, suối có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở. Các tỉnh, t hành phố ven biển khẩn trương sắp xếp tàu, thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản vào nơi neo đậu; kiên quyết không để người ở lại tàu, thuyền, lồng bè tại nơi neo đậu khi bão đổ bộ vào đất liền. UBND các tỉnh căn cứ tình hình cụ thể quyết định việc cấm tàu, thuyền ra khơi; việc cho học sinh nghỉ học; quyết định việc sơ tán dân đến nơi an toàn, hướng dẫn người dân chằng chống n hàcửa và duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng ứng cứu.
Theo Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, đến 28-9 , cơn bão số 4 đã làm chết và bị thương tám người; 128 n hàbị ngập, hư hại, tốc mái; 5.167 ha lúa, hoa màu bị ngập… Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư đề nghị các địa phương triển khai ngay các biện pháp đối phó mưa, lũ sau bão, lên phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, các công trình đang thi công ven sông, ven biển; rà soát, sẵn sàng sơ tán dân tạicác vùng trũng, thấp ở cửa sông, ven biển, các khu vực ven sông, suối có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở.
Ngày 28-9 , Bộ Thông tin và Truyền thông có công điện gửi các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp trong ngành, sở thông tin và truyền thông một số tỉnh, t hành phố, chỉ đạo có phương án phòng, chống bão và bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp trong phòng, chống bão số 5, trong đó, chú trọng kiểm tra, rà soát và tổ chức gia cố lại toàn bộ n hàtrạm, cột cao, ăng-ten thuộc các hệ thống đài phát, đài thu vô tuyến, các hệ thống truyền dẫn…
Theo Bộ Tham mưu – Bộ đội Biên phòng, đến nay lực lượng biên phòng các tuyến biển đã thông báo kêu gọi được 30.069 tàu, thuyền (145.487 người) biết vị trí bão để chủ động phòng, tránh. Trong đó, tạiquần đảo Hoàng Sa ba tàu (41 người) vẫn giữ liên lạc, đang trên đường vào bờ.
Theo Tổng cục Thủy lợi, hiện mực nước hồ các tỉnh phía bắc vẫn thấp hơn mực nước dâng bình thường, tạiTrung Bộ và Tây Nguyên có năm hồ đã đầy và đang xả điều tiết. Các hồ chứa các tỉnh từ Nghệ An trở ra hầu hết đã đầy và gần đầy. Về việc xử lý sự cố hồ Vưng, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), các lực lượng đang tiếp tục đào phá tràn sâu xuống 4 m để giảm mực nước hồ, làm tầng lọc ngược phía hạ lưu đập, nạo mở cống tiêu và theo dõi chặt chẽ diễn biến, nạo vét kênh dẫn hạ lưu để tăng cường thoát nước.
Trong mấy ngàyqua, mưa lớn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã làm sạt lở nghiêm trọng theo dọc bờ ngòi Cái, huyện Thanh Thủy. Đặc biệt, sạt lở còn ăn cả vào mép đường 317 làm cuốn trôi hai mố trụ cầu máng. UBND huyện đã chỉ đạo mở hết công suất các cống tiêu trên địa bàn đồng thời yêu cầu UBND các xã cắm biển báo và vận động các hộ dân di chuyển đến vị trí an toàn…
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, tính đến cuối giờ chiều 28-9 , tất cả tàu, thuyền của t hành phố đã được thông báo vị trí, hướng di chuyển của cơn bão số 5 để chủ động phòng tránh. Hiện, 2.922 tàu, thuyền với 9.784 lao động và 543 lồng bè nuôi thủy sản trên biển đã về bến neo đậu, còn 818 tàu, thuyền đang di chuyển về nơi tránh trú bão. Ngành nông nghiệp và các địa phương đã động viên nông dân khẩn trương thu hoạch nhanh 400 ha lúa mùa sớm đã chín để tránh thiệt hại do bão.
Tạihuyện Con Cuông (Nghệ An), trong ngày và đêm 27 và đến sáng 28-9 , tạihuyện này vẫn có mưa lớn kéo dài. Tạixã Môn Sơn, nước sông Giăng dâng nhanh, vượt thân đập Pha Lài khoảng 60 cm. Học sinh cấp THCS và THPT Mường Quạ thuộc xã này phải nghỉ học hai hôm nay. Các xã vùng tả ngạn như Thạch Ngàn, Mậu Đức, Đôn Phục vừa qua trận mưa, lũ trước chưa khắc phục xong giao thông nay lại bị sạt lở chia cắt do nước dâng. Điện sinh hoạt trong mấy ngàynay thường bị gián đoạn vài giờ trong ngày. Tỉnh Nghệ An hiện có hơn 42/96 nghìn ha lúa đến kỳ thu hoạch. TP Vinh tiếp tục ngập chìm trong nước ở nhiều tuyến đường, gây ách tắc giao thông trong hai ngàyqua.
UBND tỉnh HàTĩnh quyết định tiếp tục cho khoảng 150 nghìn học sinh các trường trung cấp, cao đẳng, dạy nghề, THCS, THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên trên toàn tỉnh nghỉ học từ chiều 28-9đến ngày1-10 để phụ giúp gia đình thu hoạch lúa hè thu “chạy” bão số 5. Đến nay, toàn tỉnh mới thu hoạch được khoảng 22.700/41.190 ha lúa hè thu.
Sạt lở tuyến đường ven biển qua xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.
Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Bình vẫn tiếp tục duy trì việc quản lý chặt chẽ số tàu, thuyền tại địa phương, không để tàu, thuyền ra khơi và sẵn sàng di dời dân đến vùng an toàn. Tỉnh chỉ đạo các huyện chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư, lương thực và thực phẩm cho các vùng có nguy cơ bị chia cắt. Do ảnh hưởng của bão số 4, nhiều tuyến đường của huyện Lệ Thủy sạt lở nghiêm trọng. Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo, huy động lực lượng và phương tiện hàn vá mặt đường. Đến chiều 28-9, tuyến đường độc đạo vào vùng đồng bào Rục xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa vẫn đang bị ngập sâu. UBND huyện Minh Hóa đã chở hai tấn gạo vào hỗ trợ đồng bào.
Mưa lớn tạitỉnh Quảng Trị đã làm gần 4.000 ha lúa hè thu và hơn 500 ha hoa màu ngập sâu. Đối phó cơn bão số 5, tỉnh tiếp tục duy trì lực lượng, phương tiện trực và thông tin cho các phương tiện tàu, thuyền biết vị trí và diễn biến của bão; kiểm tra, rà soát các khu vực dân cư đang sống ven biển, ven sông suối, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất để có phương án di dời…
Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Ban Chỉ huy PCLB sáu huyện ven biển, hải đảo khẩn trương triển khai các biện pháp đối phó cơn bão số 5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh sử dụng tất cả các phương tiện thông tin liên lạc để thông báo, yêu cầu các thuyền trưởng, chủ phương tiện của 22 tàu cá hoạt động tạikhu vực biển quần đảo Hoàng Sa và bảy tàu, thuyền tạivùng biển phía bắc khẩn trương vào bờ hoặc tìm nơi trú tránh, neo đậu an toàn.
Từ rạng sáng 28-9 đến cuối giờ chiều, tại ba huyện Châu Phú, Chợ Mới và Châu T hành (An Giang), một tuyến đê bị vỡ khiến khoảng 3.200 ha lúa thu đông mất trắng. Hiện, tỉnh An Giang có hơn 2.000 hộ dân n hàđã ngập nặng, buộc phải di dời khẩn cấp, hơn 1.000 hộ dân cần cứu đói. Ngoài ra, nước lũ cũng đã ngập tràn nhiều tuyến phố chính.
Tuyến đê bao Cả Mũi, ấp Chiến Thắng, xã Tân T hành A, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) đã bị vỡ, làm 500 ha lúa vụ 3 bị nước lũ nhấn chìm. UBND huyện Tân Hồng có công văn khẩn UBND tỉnh hỗ trợ cứu các tuyến đê trong toàn huyện. Hiện, mực nước ở Tân Hồng đã vượt mức 5,29 m và tiếp tục lên cao. Do đó hơn 8.000 ha lúa vụ 3 có khả năng bị mất trắng. Bên cạnh đó, đời sống của nhiều hộ dân trong các tuyến đê bao bị đe dọa nghiêm trọng.
Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Đồng Tháp, nước lũ ở các huyện đầu nguồn đang lên rất nhanh, làm sập mố cầu Trà Đư tuyến tỉnh lộ 841 và sạt lở bờ sông Tiền. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, ngành giáo dục tỉnh đã cho 36 điểm trường (228 lớp) với 5.509 học sinh nghỉ học tránh lũ. Đến nay, toàn tỉnh còn hơn 25.000 ha lúa thu đông chưa thu hoạch chạy lũ.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, hai ngày qua mưa liên tục, nước lũ dâng cao đe dọa các tuyến đê bảo vệ hơn 23 nghìn ha lúa vụ 3 ở các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ… Ban Chỉ huy PCLB t hành phố khuyến cáo nông dân khẩn trương thu hoạch lúa và cử lực lượng, phương tiện gia cố các đê bao; trực 24/24 giờ ở các điểm xung yếu để xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Những ngày qua, tạitỉnh Kiên Giang có mưa to cộng với xả lũ hai đập Tha La và Trà Sư đã làm cho mực nước đầu nguồn sông Cửu Long ở vùng Tứ giác Long Xuyên lên nhanh, gây khó khăn cho việc thu hoạch lúa. Hiện toàn tỉnh còn 26 nghìn ha lúa hè thu và gần 50 nghìn ha lúa thu đông chưa thu hoạch. Ngành nông nghiệp tỉnh đã cấp kinh phí chín tỷ đồng hỗ trợ người dân bơm nước cứu lúa.
Sáng 28-9 , tại TP Hồ Chí Minh, triều cường dâng cao làm bờ bao rạch Hai Sang thuộc khu vực khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức vỡ dài hơn 1m. Do nước lớn và tràn vào nhanh khiến hơn 80 hộ dân khu vực này bị ngập nặng. Nhiều n hàdân nước ngập hơn 0,5 m, đồ đạc trong n hàbị hư hại nặng. Dự báo, ngày29-9 đỉnh triều tiếp tục lên cao ở mức 1,52 m.
T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa cấp cho hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mỗi tỉnh 50 triệu đồng để mua áo phao, phao cứu sinh và một số nhu yếu phẩm thiết yếu, chỉ đạo các chi hội tổ chức lực lượng gia cố đê, bờ bao, tổ chức các tổ, chốt cấp cứu, đưa rước học sinh đến trường cho các gia đình gặp khó khăn do phải di dời tới nơi ở mới… T.Ư Hội đã mua dự trữ 1.000 áo phao, sẵn sàng cấp phát cho các địa phương.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn T.Ư, hồi 19 giờ ngày 28-9, vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng 18,1 độ vĩ bắc; 114,8 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km/giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến 19 giờ ngày29-9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,0 độ vĩ bắc; 110,1 độ kinh đông, trên bờ biển phía bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km/giờ), giật cấp 14, cấp 15.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 đến 20 km. Đến 19 giờ ngày30-9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ vĩ bắc; 106,2 độ kinh đông, trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15. Biển động dữ dội. Từ trưa chiều 29-9 ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội. Từ gần sáng ngày30-9 vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Các tỉnh phía đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh, ở khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
Theo Nhandan
Ý kiến ()