Sản phẩm thân thiện với phụ nữ nghèo
Với mong muốn cùng Chính phủ phổ cập bảo hiểm nhân thọ đến các gia đình Việt Nam, góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo và tạo ý thức tiết kiệm cho người dân, từ tháng 8-2009, Manulife Việt Nam thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHPNVN) triển khai chương trình bảo hiểm vi mô "Bạn đồng hành".
Với mong muốn cùng Chính phủ phổ cập bảo hiểm nhân thọ đến các gia đình Việt Nam, góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo và tạo ý thức tiết kiệm cho người dân, từ tháng 8-2009, Manulife Việt Nam thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHPNVN) triển khai chương trình bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành”.
Bảo hiểm vi mô có nguồn gốc từ tài chính vi mô. Mô hình này đang ngày càng trở nên phổ biến ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. Nó đã và đang đóng góp đáng kể cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, mang đến sự bảo vệ tài chính cho những người không có điều kiện tham gia các loại hình bảo hiểm thông thường như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm nhân thọ… Ở nước ta hiện nay, việc đẩy mạnh sản phẩm bảo hiểm vi mô hướng đến người có thu nhập thấp đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ, vì nó hỗ trợ đáng kể cuộc sống người nghèo – một trong những mục tiêu quan trọng của Chính phủ.
Chương trình bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành” của Manulife Việt Nam từ ngày đầu triển khai đã nhận được sự động viên và hỗ trợ tích cực từ Bộ Tài chính, lãnh đạo Trung ương HLHPNVN và cộng đồng vì đã phần nào chia sẻ gánh nặng tài chính hữu hiệu cho hàng nghìn gia đình nghèo tại Việt Nam. Ðối tượng sản phẩm này hướng đến là các chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 50, có thu nhập thấp, nhưng lại phải “gánh vác” nhiều trọng trách đối với gia đình, chồng con… Ðây chính là đối tượng phụ nữ cần được hỗ trợ để tham gia bảo hiểm, bảo vệ tài chính cho bản thân và gia đình trước những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.
Thông qua chương trình “Bạn đồng hành”, nhiều phụ nữ nghèo tại các vùng nông thôn Việt Nam đã dần có thói quen chi tiêu hợp lý và có tính kỷ luật hơn thông qua việc dành riêng một số tiền nhỏ đều đặn mỗi ngày để đóng phí bảo hiểm. Không những được bảo vệ trong suốt thời gian tham gia chương trình trước các rủi ro do tai nạn và bệnh tật mà đến thời điểm kết thúc chương trình, những đồng tiền được chắt chiu mỗi ngày có thể sẽ trở thành một khoản đáng kể, giúp gia đình có thêm nguồn thu nhập. Chị P.T.Mơ (Bến Tre) – người đã bước sang năm thứ hai “sở hữu” loại hình bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành” phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi làm vườn, thu nhập chẳng bao nhiêu lại còn thất thường. Suốt cả năm gia đình không dành dụm được đồng nào đáng kể. Kể từ khi tham gia bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành” do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện giới thiệu, tôi bắt đầu có thói quen dành dụm và tiết kiệm tiền. Không chỉ dành ra 1.000 đồng mỗi ngày để tham gia bảo hiểm, tôi còn có thói quen trích thêm một phần nhỏ tiền chợ để chuẩn bị cho bé lớn sắp vào lớp 1. Giờ đây, tôi rất yên tâm vì vừa được tham gia bảo hiểm nhân thọ vừa rất tự tin với khả năng quản lý thu chi và tiết kiệm của gia đình”.
Trong quá trình thực hiện, chương trình bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành” của Manulife Việt Nam đã cho thấy tính “nhân văn” cao đẹp, hướng đến sự “sẻ chia” với cộng đồng, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. Sau bốn năm triển khai, chương trình bảo hiểm vi mô của Manulife Việt Nam đã có gần 130 nghìn phụ nữ tại 15 tỉnh, thành phố trải rộng trên cả nước tham gia sản phẩm “Bạn đồng hành”; gần 1.000 trường hợp đã nhận được quyền lợi bảo hiểm với tổng số tiền chi trả hàng tỷ đồng. Khi được hỏi về sản phẩm thân thiện này, Phó Chủ tịch HLHPNVN Nguyễn Thị Kim Thúy khái quát: “Việc triển khai bảo hiểm vi mô đã góp phần giúp HLHPNVN hoàn thiện mô hình Tài chính vi mô gồm: tín dụng vi mô tiết kiệm vi mô bảo hiểm vi mô”. Tổng Giám đốc Manulife Việt Nam Chung Bá Phương chia sẻ: “Với chương trình bảo hiểm vi mô dành cho phụ nữ nghèo, chúng tôi muốn giúp phụ nữ tại các vùng nông thôn Việt Nam có thể lập ra một kế hoạch tài chính phù hợp với điều kiện kinh tế để bảo vệ hạnh phúc gia đình mình trước các rủi ro tài chính và chủ động hơn trong cuộc sống”.
Với tính “thân thiện” của sản phẩm kết hợp với mức phí bảo hiểm thấp (tương đương gần 1.000 đồng/ngày) nhưng quyền lợi bảo hiểm lại rất hợp lý, bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành” ngày càng được nhiều phụ nữ tin tưởng. Không dừng lại ở việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh, xuất phát từ triết lý kinh doanh “sự chia sẻ là nền tảng của thành công”, Manulife Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động cộng đồng trong phân khúc thị trường này thông qua hàng loạt chương trình xã hội. Ðặc biệt năm nay, hưởng ứng chủ đề “Kết nối yêu thương” nhân Năm Gia đình Việt Nam 2013 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và kỷ niệm 14 năm Ngày thành lập công ty, Manulife Việt Nam đã trao tặng 114 hợp đồng bảo hiểm vi mô cho phụ nữ nghèo, tặng 450 phần quà các gia đình tiêu biểu và hai căn nhà Mái ấm tình thương. Ông Chung Bá Phương cho biết thêm “Manulife Việt Nam mong rằng bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành” sẽ là chiếc cầu nối giúp công ty đến gần hơn nữa với chị em phụ nữ và đồng hành với các hoạt động xã hội, từ thiện thiết thực thông qua hệ thống Hội liên hiệp Phụ nữ tại Trung ương và địa phương”.
Sản phẩm bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành”
Thời hạn hợp đồng: 7 năm
Mệnh giá hợp đồng: 10 triệu đồng
Phí đóng theo năm: 300 nghìn đồng/năm
Với các quyền lợi nhận được:
1- Quyền lợi tử vong:
Tử vong do tai nạn: 20 triệu đồng (200% mệnh giá hợp đồng)
Tử vong không do tai nạn: 10 triệu đồng (100% mệnh giá hợp đồng)
2- Quyền lợi thương tật toàn bộ và vĩnh viễn do tai nạn: tối đa lên đến 12 triệu đồng (bao gồm nhóm chi & mắt)
3- Quyền lợi hỗ trợ tài chính do nằm viện: tối đa lên đến 7,02 triệu đồng
4- Quyền lợi đáo hạn: nhận lại toàn bộ (100%) số phí đã đóng trong 7 năm (với điều kiện không nhận bất kỳ quyền lợi bảo hiểm nào trong suốt thời gian tham gia).
VIỆT KHUÊ
Bà Bùi Thị Kim Quy, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối ma-két-tinh của Manulife Việt Nam (người đứng thứ ba từ trái sang) trao biểu trưng tặng Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Kim Thúy.
Theo Nhandan
Ý kiến ()