Sai lầm khi dùng bơm ô tô mini hầu như ai cũng mắc
Công cụ hỗ trợ cho tài xế lái xe đường dài chính là chiếc bơm điện, nhất là khi lái xe trên đường cao tốc và gặp sự cố về lốp.
Tuy nhiên, những sai lầm phổ biến dưới đây khiến bơm ô tô mini nhanh hỏng hóc, thậm chí gây hại cho xe.
Không sử dụng thường xuyên
Tất cả các loại bơm ô tô mini thường chạy bằng điện và sử dụng đầu cắm vào cổng sạc 12V trên xe ô tô. Đây là loại bơm rất thuận tiện, hỗ trợ cho lái xe trong quá trình di chuyển, hạn chế việc phải gọi cứu hộ khi không may bị thủng lốp.
Tuy nhiên, loại bơm này nếu sử dụng thường xuyên có thể sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thống điện bên trong xe, gây hỏng hóc, chập cháy.
Không kiểm soát nguồn điện khi bơm
Hầu hết tài xế sẽ mắc sai lầm là không kiểm soát được nguồn điện khi bơm, nhất là với bơm ô tô mini. Điều này khiến ắc quy không nhận đủ điện hoặc thậm chí chập nổ, gây mất an toàn.
Chọn bơm ô tô không phù hợp
Mỗi loại bơm chỉ phù hợp và đáp ứng được từng loại lốp nhất định. Bơm mini chỉ phù hợp với những xe hơi nhỏ, còn với xe tải cỡ lớn thì phải chọn loại tỷ lệ thuận với lốp xe.
Theo các chuyên gia, lượng hơi của lốp xe tải có thể nhiều gấp đôi hoặc gấp ba lần lượng hơi của một chiếc lốp xe hơi cỡ nhỏ. Chính vì vậy, cần căn cứ vào từng loại xe, lốp xe cụ thể để chọn bơm điện ô tô phù hợp. Nếu chọn loại bơm lốp ô tô nhỏ, cần phải đảm bảo công suất bơm đạt mức cao, tránh tình trạng đang bơm lại bị cháy bơm.
Bơm lốp quá căng
Nhiều người cho rằng việc bơm lốp xe càng căng thì càng tốt. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi lốp xe quá căng sẽ làm giảm lực ma sát giữa lốp xe với mặt đường. Đặc biệt, trong những trường hợp phải phanh gấp, xe rất dễ bị trượt sang hướng khác.
Bên cạnh đó, khi thời tiết nắng nóng, lốp xe căng cộng với nhiệt độ tăng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Cụ thể, khi trời nắng nóng, nhiệt độ mặt đường cao, nhiệt độ của lốp xe cũng tăng theo kéo áp suất tăng và có thể vượt ngưỡng cho phép, từ đó dễ dẫn đến nguy cơ nổ lốp.
Ngoài ra, lốp căng quá cũng làm bề mặt lốp nhanh bị hao mòn vì khi lốp căng, bề mặt lốp tiếp xúc với mặt đường sẽ không đồng đều. Trong đó, phần giữa lốp xe sẽ tiếp xúc với mặt đường nhiều hơn so với hai bên. Vì vậy phần giữa lốp sẽ nhanh bị hao mòn, gây ảnh hưởng tới độ an toàn và giảm tuổi thọ của lốp.
Bơm lốp quá non
Ngược lại với bơm căng, việc bơm lốp xe non cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Khi lốp non, phần giữa lốp sẽ ít tiếp xúc với mặt đường hơn, thay vào đó hai cạnh của lốp xe sẽ bám đường nhiều hơn, gây hao mòn vai lốp nhanh chóng.
Đáng chú ý, lốp xe non, mật độ ma sát giữa lốp với mặt đường tăng cao khiến hệ thống động cơ sinh công nhiều, từ đó gây hao tốn nhiều nhiên liệu.
Ngoài ra, lốp non còn gây nhiều ảnh hưởng lớn trong quá trình di chuyển của xe, kéo theo quãng đường phanh xe dài hơn, khó kiểm soát khúc cua và xe sẽ có xu hướng văng đuôi khi lốp sau non.
Do vậy, lốp non hơi là một trong những nguyên nhân chính gây ra các sự cố nổ lốp, rách lốp, dính đinh, hở chân van…khiến tuổi thọ của lốp bị giảm.
Cách bơm lốp xe ô tô chuẩn
Khi lốp xe ô tô được bơm hơi chuẩn, bề mặt tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường sẽ đồng đều sẽ giúp tiết kiệm được tối đa nhiên liệu. Không những vậy, việc bơm lốp xe đúng quy chuẩn cũng giúp quá tronhf xe ôm cua ổn định, quãng đường phải sử dụng phanh xe cũng được giảm xuống mức thấp nhất.
Vì thế, để tránh mắc các sai lầm, mỗi lái xe cần thực hiện các bước bơm lốp xe theo tiêu chuẩn sau:
- Đặt phụ kiện bơm xe ở vị trí cố định, thông thoáng. Người bơm xe nên đứng thẳng hàng với mặt lốp với khoảng cách 3m để tránh những rủi ro không may.
- Bơm áp suất 1,5 kgf/cm2, sau đó tiến hành kiểm tra tổng quát lốp xe trước khi điều khiển phương tiện. Trường hợp phát hiện có chỗ lốp bị rách, biến dạng hoặc nghi ngờ hỏng, lái xe xe cần tháo lốp và mang đến gara/trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra, xử lý.
- Muốn biết bơm lốp xe ô tô bao nhiêu là đủ, người dùng cần kiểm tra áp suất khuyến cáo được ghi trên lốp xe để tiếp tục bơm hoặc xả hơi cho phù hợp. Trên mỗi loại bơm mini hiện nay đều có đồng hồ, do đó lái xe cần nhìn vào đồng hồ để kiểm tra, theo dõi và duy trì áp suất lốp.
Ý kiến ()