Sa ngã
Tòa án nhân dân tỉnh xét xử Nguyễn Văn Phương về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Sinh năm 1987, sau khi bỏ học, Phương lang thang ở khu vực cửa khẩu. Nhận thức rõ việc trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật nhưng không có việc làm, lại muốn có tiền ăn chơi, đua đòi, vậy là năm 2005, Phương đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản ở độ tuổi đẹp nhất của đời người (18 tuổi). Phương bị Tòa án nhân dân (TAND) huyện Văn Lãng xử phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Không ăn năn hối cải, ngay sau đó, năm 2006, Phương tiếp tục thực hiện hành vi cướp tài sản và trộm cắp tài sản. Tổng hợp hình phạt chung cho cả 2 bản án là 9 năm 9 tháng tù (TAND tỉnh xét xử).
Những tưởng với hình phạt nghiêm khắc của pháp luật, gần 10 năm ngồi trong song sắt sẽ giúp Phương hoàn lương để sau khi ra tù quyết tâm làm lại từ đầu, trở thành người có ích cho xã hội. Nhưng không những không ăn năn hối cải mà ngay 2006, khi đang chấp hành hình phạt tù, Phương đã làm quen với đối tượng tên Thịnh từng có tiền án. Năm 2013, sau khi chấp hành xong hình phạt tù, Phương tham gia bốc vác thuê ở khu vực cửa khẩu, có ngày cũng kiếm được 200.000 đồng. Nếu như Phương quyết tâm làm lại từ đầu, kiếm những đồng tiền chân chính từ sức lao động của mình thì cuộc đời của Phương có lẽ sẽ bước sang một trang mới. Nhưng do không chăm chỉ, tu chí làm ăn nên Phương tiếp tục sa ngã.
Năm 2014, Thịnh ra tù liền đến tìm Phương đặt vấn đề thuê Phương vận chuyển ma túy đá cho Thịnh, mỗi chuyến vận chuyển 0,5 kg ma túy, Thịnh sẽ trả công cho Phương 20 triệu đồng. Phương liền nhận lời.
Hồi 14 giờ 45 phút ngày 20/10/2014, khi đang thực hiện hành vi vận chuyển trái phép 490,1 gam ma túy me
28 tuổi, Phương đã liên tiếp 4 lần phạm tội. Nếu chấp hành xong hình phạt tù thì Phương đã 48 tuổi. Như vậy, quãng thời gian đẹp nhất đời người của Phương là những ngày phạm pháp và tù tội. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là nếu như cha mẹ Phương mặc dù đã ly hôn nhưng vẫn quan tâm, làm tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của người cha, người mẹ trong việc chăm lo, giáo dục con cái thì Phương đã không liên tiếp sa ngã. Vì khi đó, Phương chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm, sinh lý, khả năng nhận thức còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm sống, thiếu những điều kiện về bản lĩnh tự lập, dễ bị kích động, lôi kéo, dụ dỗ.
Và nếu sau khi bản án của TAND huyện Văn Lãng cho Phương được hưởng án treo vì thực hiện hành vi trộm cắp và giao cho cấp ủy, chính quyền cơ sở có trách nhiệm quản lý, giáo dục mà trong thời gian đó, cấp ủy, chính quyền cơ sở phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục, tuyên truyền, vận động để Phương nhận thấy hành vi sai lầm của mình mà sửa chữa thì có lẽ cuộc đời của Phương đã khác.
Mặt khác, sau khi Phương ra tù (gần 10 năm), cha mẹ cần quan tâm hơn đến cuộc sống, các mối quan hệ của con cái. Các ban, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền huyện, thị trấn cũng cần quan tâm hơn trong việc định hướng, tạo việc làm cho những người lầm lỡ khi chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương để họ có cơ hội làm lại từ đầu, không tiếp tục sa ngã vào những việc làm phi pháp.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Ý kiến ()