Rút ngắn khoảng cách số ngành giáo dục: Việc trong tầm tay?
Người phụ trách CNTT của ngành Giáo dục và Đào tạo, ông Quách Tuấn Ngọc, đã khẳng định việc ứng dụng CNTT hướng tới một nền giáo dục điện tử đang trong tầm tay của Việt Nam. Từ việc triển khai, xây dựng hạ tầng cơ sở viễn thông đến công nghệ đều đang rất thuận lợi.
Ý nghĩa của việc nối mạng giáo dục rất lớn. Nếu như việc xóa bỏ khoảng cách số thì truyền hình và phát thanh không làm được nhưng Internet làm được. Theo kế hoạch, đến tháng 12/2010, dự án kết nối Internet trong toàn ngành giáo dục mới hoàn thành. Tuy nhiên, thời gian đã được rút ngắn hơn. Theo ông Quách Tuấn Ngọc – Cục trưởng cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo – tháng 9 tới Bộ sẽ hoàn thành toàn bộ việc kết nối Internet tới tất cả các điểm trường kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Trong buổi truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình kỹ thuật số VTC2 và giao lưu trực tuyếntrên báo điện tử VnMedia chương trình Nhân vật sự kiện Thông tin & Truyền thông tháng 6/2010 diễn ra sáng qua, 27/6, ông Quách Tuấn Ngọc khẳng định, việc ứng dụng CNTT hướng tới một nền giáo dục điện tử đang trong tầm tay của Việt Nam. Từ việc triển khai, xây dựng hạ tầng cơ sở viễn thông đến công nghệ đều đang rất thuận lợi.
Cách đây ba năm, năng lực ứng dụng CNTT trong giáo dục của Việt
“Tuần trước khi Bộ GD&ĐT tiếp đoàn Nga, phía bạn đã tỏ ra ngạc nhiên khi lãnh đạo Bộ nói việc kết nối mạng trong hệ thống các trường học sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn nữa và kết nối mạng được đến từng trường mầm non. Phía bạn cho biết họ chưa làm được việc đó” – ông Ngọc cho hay.
Có thể nói rằng để hoàn thành mục tiêu đưa ứng dụng CNTT vào GDĐT, vai trò đóng góp của các doanh nghiệp CNTT cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu.
Thế nhưng, đã có cơ sở hạ tầng tốt rồi, việc ứng dụng CNTT như thế nào cho hiệu quả lại là một bài toán khác. Trong buổi đối thoại sáng qua, ông Quách Tuấn Ngọc cũng đã nhận được nhiều băn khoăn của các độc giả, trong đó có những bậc phụ huynh xung quanh nội dung ứng dụng cho giáo dục, đào tạo. Câu chuyện game online thêm một lần nữa được nhắc tới với những trăn trở, băn khoăn.
Theo ông Ngọc, người ta cứ phản đối việc chơi game vì phụ huynh sợ nó ảnh hưởng không tốt tới học tập của con trẻ. Nhưng nói thật là nó thực sự rất hấp dẫn giới học sinh sinh viên. Bây giờ, ngay cả trẻ em ở các tỉnh miền núi cũng biết chơi game online. Vậy, tại sao chúng ta lại không đưa game online vào giáo dục? Vì chúng ta chga nghĩ tới hay chúng ta không dám làm? Cần thiết hay không cần thiết đầu tư phát triển Game trong giáo dục?
Bản chất game online rất hay và rất cuốn hút, nhưng nó cũng có nhiều mặt trái. Ông Ngọc kêu gọi các doanh nghiệp, nhà cung cấp nội dung chuyển hướng cung cấp nội dung tích cực, dẹp dần các game online mang tính bạo lực. Vì vậy, vấn đề này không còn là ở phía quản lý nữa mà là phần các nhà cung cấp nội dung, cung cấp thế nào để cuốn hút mà vẫn lành mạnh.
Ý tưởng hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ông Quách Tuấn Ngọc chia sẻ đó là định hướng là quản lý trực tuyến và học cũng trực tuyến. Đây sẽ là biện pháp hỗ trợ chứ không phải thay thế hoàn toàn.
Khi đó, người đứng đầu các trường học không phải lo đầu tư máy chủ mà mỗi trường được phân một account quản lý trực tuyến. Mô hình này đang triển khai. Khi sổ sách học bạ cũng được quản lý online sẽ đem lại nhiều lợi ích. Hiệu trưởng đi công tác cũng không lo công việc ở nhà. Chỉ cần mở mạng ra là có thể truy cập được vào hệ thống quản lý luôn…
Ý kiến ()