LSO-Hơn 3 năm trước đây, nhắc tới rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, cả nông dân lẫn người tiêu dùng Xứ Lạng vẫn còn lạ lẫm. Khi ấy vùng rau theo tiêu chuẩn an toàn lớn nhất chỉ có ở thành phố và chút ít ở Xuân Mai, Văn Quan. Nhưng giờ đây, rau an toàn VietGap đã lan ra nhiều địa phương trong tỉnh như Lộc Bình, Văn Lãng, Bình Gia…tạo động lực cho phát triển nông sản hàng hóa.Tham quan mô hình rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại Lộc BìnhHơn 3 sào ruộng của chị Nguyễn Thị Tơ ở khu Chộc Vằng, thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình từ trước tới nay chỉ trồng ngô. Đưa ngô xuống ruộng, năng suất có cao hơn, thị trường tiêu thụ cũng khá ổn định. Tuy nhiên, chị Tơ bộc bạch: Chỉ có 3 sào ngô, trồng 2 vụ/năm, hiệu quả kinh tế mang lại cũng chẳng đáng là bao. Đang loay hoay tìm hướng sản xuất, thì tháng 8/2011, Trạm Bảo vệ thực vật huyện mở lớp huấn luyện trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, chị Tơ xung phong làm ngay. Tham gia lớp...
LSO-Hơn 3 năm trước đây, nhắc tới rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, cả nông dân lẫn người tiêu dùng Xứ Lạng vẫn còn lạ lẫm. Khi ấy vùng rau theo tiêu chuẩn an toàn lớn nhất chỉ có ở thành phố và chút ít ở Xuân Mai, Văn Quan. Nhưng giờ đây, rau an toàn VietGap đã lan ra nhiều địa phương trong tỉnh như Lộc Bình, Văn Lãng, Bình Gia…tạo động lực cho phát triển nông sản hàng hóa.
|
Tham quan mô hình rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại Lộc Bình |
Hơn 3 sào ruộng của chị Nguyễn Thị Tơ ở khu Chộc Vằng, thị trấn Lộc Bình, huyện Lộc Bình từ trước tới nay chỉ trồng ngô. Đưa ngô xuống ruộng, năng suất có cao hơn, thị trường tiêu thụ cũng khá ổn định. Tuy nhiên, chị Tơ bộc bạch: Chỉ có 3 sào ngô, trồng 2 vụ/năm, hiệu quả kinh tế mang lại cũng chẳng đáng là bao. Đang loay hoay tìm hướng sản xuất, thì tháng 8/2011, Trạm Bảo vệ thực vật huyện mở lớp huấn luyện trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, chị Tơ xung phong làm ngay.
Tham gia lớp huấn luyện, chị Tơ và 30 học viên khác trên địa bàn thị trấn Lộc Bình được trang bị rất nhiều các kiến thức mới về trồng, bảo vệ và chăm sóc cây trồng vừa đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả lại an toàn với người tiêu dùng. Giờ đây đối với mỗi loại rau màu, chị đã có thể tự mình xây dựng được quy trình sản xuất rau an toàn, nhưng điều quan trọng là theo phương pháp này, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Chị Tơ cho biết: Hơn 3 sào ruộng thực hiện theo hướng dẫn, 1 nửa gia đình trồng su hào, 1 nửa trồng bắp cải, giá trị kinh tế mang lại rất cao, chỉ sau 1 vụ, theo hạch toán cụ thể, trồng cải bắp lãi hơn 4,7 triệu đồng/sào, còn su hào lãi 5,7 triệu đồng/sào. Tuy được coi là địa phương có nhiều diện tích rau màu, nhưng trồng theo quy trình này thì Lộc Bình mới áp dụng từ năm trước.
Ông Hoàng Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Năm 2010, các cơ quan chuyên môn của Lộc Bình đã đưa quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap vào hướng dẫn cho nông dân, qua các mô hình thử nghiệm, hiệu quả kinh tế đã thấy rõ. Sắp tới, một mặt, huyện sẽ nhân rộng các mô hình thử nghiệm này và mặt khác liên hệ với các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cấp chứng chỉ an toàn cho một số vùng rau của Lộc Bình, đây có thể coi là một trong những hướng đi mới, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở Lộc Bình phát triển.
Xuất phát từ nhu cầu của thị trường và tiềm năng về phát triển rau màu trên địa bàn tỉnh, từ năm 2008, Chi cục Bảo vệ thực vật đã triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn cho người nông dân sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Nếu tính về số kinh phí đầu tư, thì kể cả nguồn vốn được phân bổ lẫn nguồn vốn đầu tư của tổ chức Veco (Tổ chức phi Chính phủ Bỉ tại Việt Nam), mỗi năm Chi cục Bảo vệ thực vật chỉ có trên dưới 200 triệu đồng cho chương trình này. Kinh phí chẳng nhiều nhặn gì, nhưng cơ quan chuyên môn đã tổ chức được trên 20 lớp tập huấn cho hơn 550 lượt nông dân ở khắp các địa phương như thành phố Lạng Sơn, Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng, Lộc Bình… tham dự. Người nông dân đã được tiếp cận với khái niệm rau an toàn và nắm vững toàn bộ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
Qua đó đã xây dựng được 24 mô hình sản xuất rau an toàn trên diện tích 20,3ha với các loại rau đặc sản của Lạng Sơn như cải làn, cải ngồng, cải bắp, cà chua, dưa chuột, đậu, đỗ… Các mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Điển hình như mô hình cà chua ở Tân Liên có hiệu quả 320 triệu đồng/ha/vụ; mô hình cải bắp tại Bình Gia 240 triệu đồng/ha/vụ; mô hình trồng cải làn tại thành phố 154 triệu đồng/ha…Không chỉ mang lại về hiệu quả kinh tế, mà ý thức của nông dân về an toàn thực phẩm cũng được nâng lên một bước, điều này có ý nghĩa rất lớn đến bảo về sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời cũng góp phần cho các loại rau đặc sản của Lạng Sơn mở rộng thêm thị trường tiêu thụ.
Ông Hoàng Văn Đảy, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: Chương trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap sẽ tiếp tục được triển khai thực hiện để mở rộng các vùng sản xuất chuyên canh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời cơ quan chuyên môn cũng kiến nghị cần thiêt phải xây dựng một quy hoạch tổng thể về xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn. Đó sẽ là bước đột phá, là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững, gắn liền với thị trường tiêu thụ.
Vũ Lê Minh
Ý kiến ()