Rà soát toàn bộ tình trạng hoạt động của các thiết bị kiểm định xe ô tô trên toàn quốc
Với số lượng lớn học sinh tham gia giao thông mỗi ngày trên cả nước, nhất là quãng đường từ nhà đến trường, vấn đề bảo đảm an toàn giao thông cho các em luôn cần được quan tâm trên hết. Trong đó, việc tổ chức giao thông tại khu vực trường học đóng vai trò quan trọng do khu vực này thường tập trung đông người vào giờ cao điểm, làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm, tai nạn.
Theo Vụ Vận tải, Bộ Giao thông vận tải (GTVT), hiện nay, tại Việt Nam, ước tính mỗi ngày có hơn 17 triệu trẻ em phải di chuyển với tần suất 2-4 lần cho quãng đường từ nhà đến trường và ngược lại. Trong đó, có rất nhiều trẻ em đi bộ ở những cung đường không có vỉa hè, thậm chí phải đi vào các làn xe hỗn hợp. Một điều rất đáng lưu tâm là người tham gia giao thông khi đi qua khu vực trường học thường xuyên vượt quá giới hạn tốc độ an toàn. Điều này gây ra nguy cơ lớn tiềm ẩn va chạm, tai nạn giao thông đối với trẻ em nói chung và học sinh nói riêng.
Khu vực xung quanh một trường THPT tại Hà Nội, nơi thường xuyên có các em học sinh tham gia giao thông. Ảnh: PHẠM HƯNG |
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, giai đoạn 2016-2021, trên cả nước, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến người dưới 18 tuổi chiếm 6,75% tổng số vụ tai nạn giao thông đường bộ. Đến năm 2021, tai nạn giao thông liên quan đến người dưới 18 tuổi có xu hướng gia tăng với tỷ lệ chiếm 10,63% tổng số vụ tai nạn đường bộ. Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong và thương tích nghiêm trọng ở trẻ em, thanh thiếu niên, chỉ sau đuối nước. Đây cũng là nguyên nhân gây ra 50% ca tử vong của thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19.
Một trong những mục tiêu của Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 là: Đến năm 2030, 100% khu vực cổng trường học nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông.
Một số giải pháp góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đối với trẻ em cũng được đề ra, trong đó, về hạ tầng, theo chiến lược, các địa phương chủ trì thực hiện nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông xung quanh khu vực trường học trên các tuyến đường từ nhà đến trường và ngược lại. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện chương trình, tài liệu giảng dạy và đưa các nội dung về an toàn giao thông vào chương trình chính khóa, các hoạt động trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp. Đồng thời, tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.
Vừa qua, Quỹ Phòng, chống thương vong châu Á (AIP) với sự hỗ trợ của Bộ GTVT và Trường Đại học GTVT đã hoàn thiện tài liệu “Sổ tay an toàn giao thông khu vực trường học”. Tài liệu này đã được Bộ GTVT gửi các địa phương để tham khảo khi triển khai các công trình, dự án, giải pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ khi đi qua khu vực trường học trên toàn quốc. Sổ tay cũng hướng đến tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn, từng bước hình thành văn hóa giao thông cho học sinh.
Nguồn:https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/an-toan-giao-thong-bao-dam-an-toan-giao-thong-cho-hoc-sinh-750057
Ý kiến ()