Quyền lợi người gửi tiền luôn được bảo đảm khi ngân hàng tái cơ cấu
Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ông Dương Quốc Anh khẳng định: Quyền lợi và nghĩa vụ của người gửi tiền luôn được bảo đảm khi tái cơ cấu ngân hàng.Trao đổi với báo chí hôm nay (23/5), ông Dương Quốc Anh cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện trên nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và các quyền, lợi ích và nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.Liên quan đến vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đặc biệt là một số ngân hàng đã sáp nhật trong thời gian vừa qua như: ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn vào cuối năm 2011, hay mới đây là ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Hội (SHB), ông Dương Quốc Anh khẳng định, việc các ngân hàng quyết định sáp nhập với nhau hoàn toàn trên tinh thần tự tìm hiểu và tự nguyện...
Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ông Dương Quốc Anh khẳng định: Quyền lợi và nghĩa vụ của người gửi tiền luôn được bảo đảm khi tái cơ cấu ngân hàng.
Trao đổi với báo chí hôm nay (23/5), ông Dương Quốc Anh cho biết, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện trên nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và các quyền, lợi ích và nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đặc biệt là một số ngân hàng đã sáp nhật trong thời gian vừa qua như: ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài Gòn vào cuối năm 2011, hay mới đây là ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Hội (SHB), ông Dương Quốc Anh khẳng định, việc các ngân hàng quyết định sáp nhập với nhau hoàn toàn trên tinh thần tự tìm hiểu và tự nguyện nhằm mục đích tạo ra một định chế tài chính có quy mô tài sản mới lớn hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh trong tương lai. NHNN đã chỉ đạo chặt chẽ quá trình này và tiếp tục giám sát quá trình sáp nhập của hai ngân hàng để tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ, đảm bảo việc sáp nhập thành công.
Cũng theo ông Dương Quốc Anh, việc cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHNN trong giai đoạn 2011-2015 và đã được cụ thể hóa tại Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015. Theo đó, mục tiêu của quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD là cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện các mặt tài chính, hoạt động, quản lý điều hành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng quản trị rủi ro cho các TCTD, từ đó phát triển an toàn, hiệu quả và vững chắc, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của nền kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới.
Để đạt được các mục tiêu trên, hiện NHNN đã đưa ra các giải pháp cụ thể, trong đó ưu tiên thực hiện các giải pháp tiến hành với chi phí thấp nhất, bảo đảm giữ vững sự an toàn, ổn định của hệ thống, đồng thời không gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự xã hội. Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan theo quy định của pháp luật…
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()