Quyên góp tại Mỹ giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc da cam/đi-ô-xin
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, trong khuôn khổ Sáng kiến đặc biệt về chất độc da cam/đi-ô-xin, các đại biểu tham dự cuộc tọa đàm về hậu quả của chất độc da cam/đi-ô-xin tổ chức ngày 18-2 ở Trường đại học Tổng hợp Wake Forest, bang Ca-rô-lai-na Bắc (Mỹ) đã quyên góp được 30 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam tẩy rửa các khu vực bị nhiễm chất độc da cam, làm mới hệ sinh thái và mở rộng việc cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật.Các đại biểu cho biết, Sáng kiến nhằm quyên góp 300 triệu USD trong vòng 10 năm để giúp Việt Nam hoàn thành các công việc nêu trên đang đạt được những tiến bộ nhất định. Ông Sác-lơ Bây-li, Giám đốc phụ trách Sáng kiến này thuộc Quỹ Ford, cho biết, tác hại của chất độc da cam vẫn tiếp diễn tại Việt Nam, nơi có tới 28 điểm nóng bị nhiễm đi-ô-xin với nồng độ cao ở mức nguy hiểm. Ông khẳng định, giải quyết hậu quả của việc nhiễm chất độc này là một phần của những công việc dang dở của cuộc chiến tranh tại Việt Nam.Báo The...
Các đại biểu cho biết, Sáng kiến nhằm quyên góp 300 triệu USD trong vòng 10 năm để giúp Việt Nam hoàn thành các công việc nêu trên đang đạt được những tiến bộ nhất định. Ông Sác-lơ Bây-li, Giám đốc phụ trách Sáng kiến này thuộc Quỹ Ford, cho biết, tác hại của chất độc da cam vẫn tiếp diễn tại Việt Nam, nơi có tới 28 điểm nóng bị nhiễm đi-ô-xin với nồng độ cao ở mức nguy hiểm. Ông khẳng định, giải quyết hậu quả của việc nhiễm chất độc này là một phần của những công việc dang dở của cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Báo The Winston-Salem Journal có trụ sở chính tại bang Ca-rô-lai-na Bắc số ra ngày 19-2 đăng bài viết lên án việc quân đội Mỹ rải chất diệt cỏ có tác dụng cực mạnh, được gọi là chất độc da cam, xuống Việt Nam những năm 60 của thế kỷ trước. Chất độc da cam đã gây ra ung thư, dị tật bẩm sinh và nhiều khuyết tật khác. Khoảng 4,5 triệu người Việt Nam và hàng trăm nghìn binh sĩ Mỹ đã bị phơi nhiễm chất độc da cam.
Theo Nhandan
Ý kiến ()