Luật Bầu cử đại biểu QH, tại Mục 2, Chương V, từ Điều 30 đến Điều 43 và Luật Bầu cử đại biểu HĐND, tại Mục 2, Chương V, từ Điều 32 đến Điều 39 đã quy định về Hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu QH và Hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Trên cơ sở đó, ngày 8-2-2011, Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã ký Nghị quyết liên tịch ban hành Quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu QH và những người ứng cử đại biểu HĐND. Quy trình này được tiến hành theo năm bước.Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng những người ứng cửTheo Quy trình nói trên, bước một là tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng những người ứng cử. Về bầu cử đại biểu QH, hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng...
Luật Bầu cử đại biểu QH, tại Mục 2, Chương V, từ Điều 30 đến Điều 43 và Luật Bầu cử đại biểu HĐND, tại Mục 2, Chương V, từ Điều 32 đến Điều 39 đã quy định về Hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu QH và Hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Trên cơ sở đó, ngày 8-2-2011, Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã ký Nghị quyết liên tịch ban hành Quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu QH và những người ứng cử đại biểu HĐND. Quy trình này được tiến hành theo năm bước.
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng những người ứng cử
Theo Quy trình nói trên, bước một là tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng những người ứng cử. Về bầu cử đại biểu QH, hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được bầu làm đại biểu QH trên cơ sở dự kiến do Ủy ban Thường vụ QH gửi đến theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật Bầu cử đại biểu QH và thỏa thuận về số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu QH trên cơ sở dự kiến của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tổ chức hiệp thương.
Hội nghị nghe giới thiệu về một số nội dung chủ yếu và những điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu QH và Luật Bầu cử đại biểu HĐND (Luật số 63/2010/QH12 ngày 24-11-2010). Hội nghị nghe giới thiệu dự kiến của Ủy ban Thường vụ QH về cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu QH được bầu của tổ chức chính trị, Ủy ban MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân ở cấp tổ chức hội nghị hiệp thương. Người tự ứng cử thuộc cơ cấu và số lượng đại biểu QH nói trên. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương trình bày dự kiến số lượng người của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu. Số lượng người được dự kiến giới thiệu ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu QH được bầu để đến hội nghị hiệp thương lần thứ ba bảo đảm mỗi đơn vị bầu cử đều có số dư theo quy định tại khoản 10, Điều 1 Luật số 63/2010/QH12 ngày 24-11-2010. Hội nghị thảo luận để thỏa thuận về số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu QH của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nếu hội nghị không thỏa thuận được vấn đề nào đó thì biểu quyết bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Chỉ các đại biểu thuộc thành phần hiệp thương có mặt tại hội nghị mới được quyền biểu quyết. Nếu hội nghị quyết định bằng cách bỏ phiếu kín thì cử ban kiểm phiếu từ ba đến năm người. Phiếu bầu phải có dấu của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tổ chức hiệp thương. Hội nghị lập biên bản. Biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp trung ương được gửi ngay đến Ủy ban Thường vụ QH và Hội đồng bầu cử; ở cấp tỉnh được gửi ngay đến Ủy ban Thường vụ QH, Hội đồng bầu cử, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban bầu cử cấp tỉnh. Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội được bầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hiệp thương họp với đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ người ứng cử đại biểu Quốc hội để hướng dẫn nội dung, thủ tục, trình tự giới thiệu những người ứng cử và thủ tục làm hồ sơ ứng cử.
Về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp tỉnh, cấp huyện thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước cùng cấp và các đơn vị hành chính cấp dưới. Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất ở cấp xã thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử của tổ chức chính trị, Ủy ban MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước cùng cấp và thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, khu dân cư, tổ dân phố… (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố) trên địa bàn theo Điều 32 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003. Hội nghị nghe giới thiệu về một số nội dung chủ yếu và những điểm mới trong Luật số 63/2010/QH12 ngày 24-11-2010.
Hội nghị nghe đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày dự kiến cơ cấu thành phần, số lượng người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước cùng cấp, đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp hoặc thôn, tổ dân phố (đối với hội nghị hiệp thương ở cấp xã) trên cơ sở dự kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân về cơ cấu, thành phần, số lượng người được bầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố. Việc dự kiến số lượng người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử phải nhiều hơn số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở mỗi cấp để lựa chọn dần, đến hội nghị hiệp thương lần thứ ba số người ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó ít nhất là hai người.
Hội nghị thảo luận để thống nhất cơ cấu thành phần, số lượng người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã).
Nếu hội nghị không thỏa thuận được vấn đề nào đó, thì biểu quyết bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Chỉ các đại biểu thuộc thành phần hiệp thương có mặt tại hội nghị mới được quyền biểu quyết. Nếu hội nghị quyết định bằng cách bỏ phiếu kín thì cử ban kiểm phiếu từ ba đến năm người. Phiếu bầu phải có dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
Hội nghị lập biên bản. Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh được gửi ngay đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.
Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp huyện, cấp xã được gửi ngay đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.
Đối với những địa phương đang thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp xã được gửi ngay đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.
Chậm nhất năm ngày sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, trên cơ sở điều chỉnh của Thường trực Hội đồng nhân dân về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì họp với đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố được phân bổ người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân để hướng dẫn nội dung, thủ tục, trình tự giới thiệu những người ứng cử và thủ tục làm hồ sơ ứng cử.
Kỳ sau:
Giới thiệu những người ứng cử Đại biểu QH và những người ứng cử Đại biểu HĐND.
Theo Nhandan
Ý kiến ()