Quỹ Nghĩa tình mang hơi ấm Phú Sơn
Các doanh nghiệp có nhiều đóng góp tích cực cho trại giam Phú Sơn 4. ( Ảnh: VĂN THÁI )Hiểu được tâm trạng của những người mãn hạn tù, trở về nhà không biết làm gì để mưu sinh, Trại giam Phú Sơn 4 đã thành lập Quỹ nghĩa tình mang hơi ấm Phú Sơn (Quỹ Hoàn lương). Theo đó, quỹ sẽ giúp số người này có được chút vốn liếng ban đầu để an cư lập nghiệp, không tái vi phạm pháp luật.Hôm chúng tôi đến Trại giam Phú Sơn 4 đang tổ chức "Hội nghị triển khai một số biện pháp tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù" năm 2011. Khách mời hôm đó khá đông. Nhiều nhà hảo tâm đã thả những chiếc phong bì đựng tiền vào hộp kính đặt trước cửa hội trường. Hỏi ra mới biết ngoài khách dự hội nghị là các cơ quan, doanh nghiệp đóng ở tỉnh Thái Nguyên, còn có một số doanh nhân thành đạt từ nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thái Nguyên, Lạng Sơn... cùng về dự. Số doanh nhân này đã từng sa chân vào vòng lao lý. Người...
|
Hôm chúng tôi đến Trại giam Phú Sơn 4 đang tổ chức “Hội nghị triển khai một số biện pháp tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù” năm 2011. Khách mời hôm đó khá đông. Nhiều nhà hảo tâm đã thả những chiếc phong bì đựng tiền vào hộp kính đặt trước cửa hội trường. Hỏi ra mới biết ngoài khách dự hội nghị là các cơ quan, doanh nghiệp đóng ở tỉnh Thái Nguyên, còn có một số doanh nhân thành đạt từ nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thái Nguyên, Lạng Sơn… cùng về dự. Số doanh nhân này đã từng sa chân vào vòng lao lý. Người mắc tội trộm cắp, cướp của, có người phạm tội do cố ý làm trái… Điều đáng ghi nhận là sau khi đã gột sạch “bùn lầy nhơ nhuốc”, họ đã dũng cảm làm lại cuộc đời. Họ đã đại diện cho hàng nghìn lượt phạm nhân hoàn lương trở về với cộng đồng xã hội, trong số họ có nhiều người trở thành chủ doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt, góp phần phát triển kinh tế cho gia đình, cho xã hội, giữ bình yên nơi cư trú. Thật mừng là họ tuy vấp ngã, nhưng đã biết vươn lên, tạo lập một cuộc sống ổn định và phát triển, trở thành những giám đốc, những doanh nhân giỏi. Họ không chỉ thu hút mà còn giúp đỡ hàng chục lượt nhân công lao động là những phạm nhân mãn hạn tù có việc làm, ổn định cuộc sống, giúp họ hoàn lương bền vững không tái phạm tội.
Chị Nguyễn Lệ Thanh, ở tỉnh Quảng Ninh, từng là phó Hiệu trưởng một trường mầm non công lập nói, chị “oan gia” phải vào tù là bởi, hôm đó, thấy chị đang định sang đường, có một đối tượng nói: Tiện thể nhờ chị mang giúp gói giấy này sang bên kia đường sẽ có người đến lấy. Chị đâu biết bên trong là thuốc phiện. Vậy là “tình ngay, lý gian”… Sau một năm ra tù, cũng có lời ra, tiếng vào và những ánh mắt kỳ thị. Nhưng chị quyết chứng minh mình là người trong sạch bằng cách, tiếp tục đứng vững trước cuộc đời. Với tấm lòng yêu thương con trẻ vô bờ bến, chị Thanh đã mở một trường mầm non tư thục. Nằm chon von trên đỉnh núi cao. Lúc đầu chỉ có một hai cháu. Sau này tiếng lành đồn xa, nhiều gia đình tín nhiệm mang con đến gửi. Trò chuyện với chúng tôi, chị bảo: ” Là người từng phải vào tù, nên tôi hiểu được tâm trạng của những người hết hạn tù trở về. Tiền không có, việc làm thì không. Một số người không thông cảm, nên thường dè bỉu. Họ muốn hoàn lương cũng khó”. Dừng lời trong giây lát, chị cho biết: “Hôm nay không được báo trước có thành lập Quỹ Hoàn lương. Vì không mang theo tiền, nên tôi chỉ góp được năm triệu đồng”.
Phó Giám thị Trại giam Phú Sơn 4 Hoàng Mạnh Quân cho biết: “Những năm trước, các học viên sau khi hết hạn tù hay gặp nhau vào dịp cuối năm để ăn bữa cơm tất niên. Họ đã mời tôi dự. Trong bữa cơm, cùng chuyện trò, tôi mới biết có người về nhà làm ăn phát đạt, nhưng đa phần là khốn khó. Vì không có việc làm, túng quẫn nên lại tái phạm tội và bị bắt”. Vì vậy có người đề nghị: “Nên thành lập một quỹ giúp những người hết hạn tù hoàn lương…”. Câu chuyện đó cứ ám ảnh Phó Giám thị Hoàng Mạnh Quân và anh đã cùng Giám thị Nguyễn Xuân Trường trăn trở biến ý tưởng này thành sự thật. Bởi các anh đều nghĩ rằng, truyền thống đạo lý của dân tộc ta là “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” và các cụ xưa cũng có câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Trách nhiệm của chúng tôi là đơn vị quản lý, dạy nghề, cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân lương thiện có ích cho gia đình và xã hội . Tuy nhiên, việc làm cho người sau khi hết hạn cải tạo là hết sức khó khăn. Quỹ Hoàn lương được thành lập, Trại giam Phú Sơn 4 sẽ trích một phần tiền từ kết quả sản xuất, tăng gia của trại; một phần kêu gọi lòng hảo tâm, từ thiện, vòng tay nhân ái của các công ty, các doanh nghiệp, các cơ quan, các tổ chức xã hội, các cá nhân tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên và những người đã từng cải tạo tại nơi đây, nay đã thành đạt, làm ăn phát đạt… ủng hộ xây dựng quỹ, giúp đỡ người hết hạn tù trở về với cộng đồng xã hội một chút tài chính ban đầu để họ bớt khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống.
Cũng tại Hội nghị bàn biện pháp cho người mãn hạn tù tái hòa nhập cộng đồng, Công ty TNHH tranh đá quý Dũng Tân, ở thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên tuyên bố: “Hãy đến với chúng tôi Công ty TNHH Dũng Tân- tổ 2A, phố Cò, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”. Anh Lê Văn Dũng từng là trại viên đã cải tạo tốt tại Trại giam Phú Sơn 4 vào những năm 1990. Sau khi tái hòa nhập cộng đồng, bằng con tim và khối óc anh đã trở thành một giám đốc năng động. Công ty Dũng Tân ủng hộ Quỹ Hoàn lương 100 triệu đồng.
Chia tay với Trại giam Phú Sơn 4, chúng tôi ra về với những con số ấn tượng: 180 triệu đồng do các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp vào Quỹ Hoàn lương. Và điều quan trọng hơn là không chỉ những công ty, doanh nghiệp đóng ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên, mà còn có những người đã từng cải tạo tại Trại giam Phú Sơn 4, nay trở về đã làm ăn phát đạt có công ty riêng công bố sẵn sàng nhận 5, 10 đến 15 người sau khi hết hạn tù đến làm việc. Mong rằng, với sự khởi đầu tốt đẹp này, Trại giam Phú Sơn 4 trở thành “mảnh đất màu mỡ” để những phạm nhân tưởng chỉ là những “cây khô” bỏ đi, nhưng sau cải tạo lại hồi sinh, có thể đâm chồi, nở hoa thơm và kết trái ngọt. Đó cũng là phần thưởng cho những giám thị, quản giáo đang công tác tại Trại giam Phú Sơn 4.
Theo Nhandan
Ý kiến ()