Quý I/2012: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 2,6 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/3/2012 đạt 2,6 tỷ USD, bằng 63,6% cùng kỳ năm trước. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2012 sẽ không đặt nặng về lượng vốn đăng ký mà tập trung vào thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Trong đó, vốn đăng ký của 120 dự án được cấp phép mới đạt 2,2674 tỷ USD, bằng 44,4% số dự án và bằng 77,2% số vốn cùng kỳ năm 2011; vốn đăng ký bổ sung của 29 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 367,5 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý I năm nay ước tính đạt 2,5 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước.Trong tổng vốn đăng ký của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành quý I năm nay, ngành kinh doanh bất động sản đạt 1,2 tỷ USD với 2 dự án cấp phép mới; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/3/2012 đạt 2,6 tỷ USD, bằng 63,6% cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2012 sẽ không đặt nặng về lượng vốn đăng ký mà tập trung vào thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Trong đó, v ốn đăng ký của 120 dự án được cấp phép mới đạt 2,2674 tỷ USD, bằng 44,4% số dự án và bằng 77,2% số vốn cùng kỳ năm 2011; vốn đăng ký bổ sung của 29 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 367,5 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý I năm nay ước tính đạt 2,5 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tổng vốn đăng ký của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành quý I năm nay, ngành kinh doanh bất động sản đạt 1,2 tỷ USD với 2 dự án cấp phép mới; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,1745 tỷ USD, bao gồm: 816,5 triệu USD của 51 dự án cấp phép mới và 358 triệu USD vốn tăng thêm; ngành vận tải, kho bãi đạt 180 triệu USD của 1 dự án cấp phép mới. Một số dự án lớn được cấp phép trong 3 tháng đầu năm 2012 là: Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; dự án sản xuất và xuất khẩu 100% sản phẩm lốp cao su do Nhật Bản đầu tư tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD, dự án Công ty Công ty TNHH Oshima Shipbuilding Việt Nam của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 180 triệu USD đầu tư tại tỉnh Khánh Hoà.
Cả nước có 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới trong quý I, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 1,2259 tỷ USD, chiếm 54,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; Hải Phòng 605,2 triệu USD, chiếm 26,7%; Khánh Hòa 180 triệu USD, chiếm 7,9%; Đồng Nai 76,9 triệu USD, chiếm 3,4%. Xét theo vùng thì Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm 60,8% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng Sông Hồng với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 792,7 triệu USD, chiếm 30,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam 3 tháng đầu năm, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 2,0988 tỷ USD, chiếm 92,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Lan 46,1 triệu USD, chiếm 2%; Hàn Quốc 25,8 triệu USD, chiếm 1,1%; Thái Lan 25,3 triệu USD, chiếm 1,1%, v.v.
Để đẩy mạnh công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong năm 2012 và các năm tiếp theo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương để quản lý vốn đầu tư nước ngoài theo hướng: Nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp của nước ngoài; hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài; đôn đốc các Bộ, ngành và các địa phương tiếp tục triển khai và thực hiện tốt Chỉ thị 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư nước ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ không đặt nặng về lượng vốn đăng ký mà tập trung vào thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài có chọn lọc, định hướng vào những lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường.. Hạn chế thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong những lĩnh vực phi sản xuất, làm gia tăng nhập siêu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và đất đai, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()