Quy hoạch vùng nguyên liệu mía ở Long An đến năm 2020
UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quyết định Quy hoạch vùng nguyên liệu mía đến năm 2020, theo đó, diện tích mía vùng quy hoạch của địa phương này là 11 nghìn ha, sản lượng đạt 900 nghìn tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh. Năng suất mía bình quân 82 tấn/ha, hàm lượng đường ≥10 CCS. Giá trị sản lượng trên 100 triệu đồng/ha, lợi nhuận 46 triệu đồng/ha, thu nhập 64 triệu đồng/ha.
UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quyết định Quy hoạch vùng nguyên liệu mía đến năm 2020, theo đó, diện tích mía vùng quy hoạch của địa phương này là 11 nghìn ha, sản lượng đạt 900 nghìn tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh. Năng suất mía bình quân 82 tấn/ha, hàm lượng đường ≥10 CCS. Giá trị sản lượng trên 100 triệu đồng/ha, lợi nhuận 46 triệu đồng/ha, thu nhập 64 triệu đồng/ha.
Vùng chuyên canh mía ở Bến Lức – Long An (Ảnh: K.V) |
Theo Quyết định, những vùng đất được chọn quy hoạch phải thỏa mãn các điều kiện như sau: Là vùng đất sản xuất nông nghiệp ổn định lâu dài, đến sau năm 2020. Là vùng có truyền thống về sản xuất mía. Có hệ thống thủy lợi kiểm soát lũ, mặn cả năm. Phù hợp với quy hoạch nông, lâm nghiệp của tỉnh đến năm 2020 và có sự ủng hộ của người dân, hệ thống chính trị địa phương.
Như vậy, những vùng được lựa chọn sản xuất mía tập trung ở Long An sẽ bao gồm các khu vực sau: Tại huyện Bến Lức, có các xã là Thạnh Lợi, Thạnh Hòa, Bình Đức, Lương Bình, Lương Hòa, Tân Hòa, Tân Bửu. Huyện Thủ Thừa có xã Tân Thành. Huyện Đức Huệ có 3 xã là Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Thạnh Tây và Mỹ Bình.
Các giải pháp cụ thể trong việc phát triển cây mía cũng được UBND tỉnh Long An đưa ra, theo đó, có những nhóm giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất mía, nhóm giải pháp về đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thâm canh mía, nhóm giải pháp về giống mía và cung ứng mía giống, nhóm giải pháp về ứng dụng khoa học – kỹ thuật, khuyến nông và đào tạo lao động sản xuất mía, nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhóm giải pháp về chính sách khuyến khích sản xuất nguyên liệu mía và nhóm giải pháp về đề xuất một số dự án ưu tiên đầu tư.
UBND tỉnh Long An đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch, hướng dẫn các ngành, địa phương liên quan cụ thể hóa quy hoạch để đưa vào các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Các sở, ban ngành, các cấp chính quyền địa phương trong vùng quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức và phối hợp thực hiện. Các công ty mía đường trong vùng phối hợp với chính quyền các cấp và người trồng mía thực hiện tốt các nội dung quy hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ngoài ra, Long An còn xây dựng các mô hình thâm canh mía nhằm trình diễn chuyển giao kỹ thuật và giống mía mới. Thông qua mô hình này, đào tạo chuyên môn, nâng cao hiểu biết về thâm canh mía cho cán bộ nông vụ và người trồng mía. Đồng thời, hỗ trợ vốn cho mô hình theo phương thức nhà nước – nhà máy cùng đầu tư tại nông hộ để người dân an tâm trong quá trình trồng mía.
Được biết, trong thời gian qua, diện tích trồng mía ở Long An đang có xu thế giảm nhanh và rất manh mún, không tập trung. Nguyên nhân do nhu cầu đất cho phát triển đô thị và công nghiệp tăng nhanh và chủ yếu tập trung ở vùng trồng mía truyền thống. Mặt khác, giá mía luôn biến động theo hướng bất lợi cho người trồng mía, sức cạnh tranh của cây mía kém so với các cây trồng khác. Đồng thời, các doanh nghiệp chế biến đường trên địa bàn tỉnh ít quan tâm đầu tư cho cho vùng nguyên liệu. Điều này làm cho thu nhập của người trồng mía giảm nhanh, khiến họ phải tính toán để chuyển đổi sang các loại cây trồng khác hiệu quả hơn.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()