LSO-Nhìn lại cả một chặng đường phát triển 2001-2010, tăng trưởng của sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đạt mức 4,5%, gấp 1,17 lần so với mức tăng trưởng chung của ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản trong cả nước. Đây là con số rất có ý nghĩa đối với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Khẳng định hướng phát triển đúng đắn của Lạng Sơn trong sản xuất nông nghiệp. Với tỷ trọng 37,75% trong GDP, nông nghiệp đã khẳng định là một ngành kinh tế chủ lực, có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng chung và thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn khác phát triển.Ứng dụng KHCN sản xuất giống bằng nuôi cấy môSự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng tác động mạnh mẽ và làm thay đổi diện mạo ở khu vực nông thôn một cách rõ rệt, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người nông dân. Theo số liệu thống kê, năm 2010 thu nhập bình quân của hộ gia đình nông dân đạt trên 41 triệu đồng/năm. Bình quân mỗi hộ có 5 người, thì thu nhập của mỗi khẩu...
LSO-Nhìn lại cả một chặng đường phát triển 2001-2010, tăng trưởng của sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đạt mức 4,5%, gấp 1,17 lần so với mức tăng trưởng chung của ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản trong cả nước. Đây là con số rất có ý nghĩa đối với một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Khẳng định hướng phát triển đúng đắn của Lạng Sơn trong sản xuất nông nghiệp. Với tỷ trọng 37,75% trong GDP, nông nghiệp đã khẳng định là một ngành kinh tế chủ lực, có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng chung và thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn khác phát triển.
|
Ứng dụng KHCN sản xuất giống bằng nuôi cấy mô |
Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng tác động mạnh mẽ và làm thay đổi diện mạo ở khu vực nông thôn một cách rõ rệt, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người nông dân. Theo số liệu thống kê, năm 2010 thu nhập bình quân của hộ gia đình nông dân đạt trên 41 triệu đồng/năm. Bình quân mỗi hộ có 5 người, thì thu nhập của mỗi khẩu đạt trên 8,2 triệu đồng/năm, tăng khá so với những năm trước đây; trong năm 2010 đã có 11.500 lao động khu vực nông thôn có việc làm mới; bình quân trong giai đoạn 2001-2005, mỗi năm có 2,36% hộ nghèo ở khu vực nông thôn thoát nghèo và tỷ lệ này là 2,5%/ năm trong giai đoạn 2006-2010.
Tuy nhiên trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế. Thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, các nguồn lực chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả; nông nghiệp phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, sức cạnh tranh thấp; công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn phát triển chậm, chưa đủ sức thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn; tổ chức sản xuất chậm đổi mới, thiếu những tổ chức kinh tế đủ năng lực dẫn dắt nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá…Đây là những điểm mấu chốt, nhiệm vụ cơ bản cần được giải quyết trong giai đoạn sắp tới.
Trên cơ sở đó, quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2020 được xây dựng với những kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. Bà Lê Thị Thanh Nhàn, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Quan điểm phát triển là đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, tập trung vào các loại cây trồng mũi nhọn có hiệu quả kinh tế cao, trong đó chú trọng sản xuất gắn với việc xây dựng thương hiệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm; phát triển nông thôn bền vững dựa trên cơ sở ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ phù hợp với trình độ sản xuất và khả năng huy động các nguồn lực của tỉnh; nâng cao đời sống của nông dân, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo tinh thần phát triển bền vững nông nghiệp – nông dân – nông thôn… Theo quan điểm đó, quy hoạch đã chú trọng đến phát triển lâm nghiệp, một yếu tố vẫn luôn được xác định là thế mạnh của tỉnh, nhưng chưa phát huy được tối đa tiềm năng trong những năm qua. Trong đó, một mặt coi trọng công tác khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng, mặt khác tăng nhanh diện tích các loại cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đồng thời tập trung phát triển cả về số lượng và chất lượng các loại cây đặc sản như quýt, hồng, na, đào, hồi…
|
Thu hái chè tươi tại Nông trường Thái Bình – Đình Lập |
Cho đến thời điểm này, Lạng Sơn đã bảo đảm an ninh lương thực và bước đầu hình thành lương thực hàng hoá, chính vì vậy diện tích các loại cây lương thực trong giai đoạn tiếp theo vẫn cơ bản được giữ nguyên, chỉ chú trọng tới thâm canh, chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ để tăng năng suất. Trong khi đó diện tích cây rau màu, thực phẩm sẽ tăng nhanh. Sản xuất theo hướng thâm canh, chất lượng và an toàn thực phẩm. Đưa các loại giống rau, đậu có giá trị cao vào sản xuất. Dự kiến đến năm 2020, diện tích rau màu của toàn tỉnh sẽ tăng lên đến 10.500 ha và sản lượng đạt khoảng trên 153 nghìn tấn. Ngoài ra, các cây công nghiệp ngắn ngày cũng sẽ được chú trọng, tăng diện tích sản xuất và hình thành các vùng sản xuất tập trung. Chăn nuôi và thuỷ sản sẽ phát triển với tốc độ mạnh, quy mô ngày càng lớn hơn, gắn liền với chăn nuôi an toàn sinh học, tạo ra các sản phẩm hàng hoá có chất lượng và các loại đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Điểm nhấn trong giai đoạn 2011-2020 sẽ là việc quy hoạch các khu công nghiệp, công nghệ cao, bước đầu tập trung sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao, sạch bệnh… sản xuất theo đơn đặt hàng của hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Trong khi đó quy hoạch cũng chú trọng tới việc định hướng xây dựng nhãn mác cho các sản phẩm nông nghiệp như na Chi Lăng, đào Mẫu Sơn, hồng Bảo Lâm, hồi, rượu Mẫu Sơn, vịt quay, lợn quay… Một trong những yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất là kết cấu hạ tầng nông thôn được định hướng phát triển một cách chi tiết, đảm bảo hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh cũng như các nguồn lực đầu tư. Mặt khác, phát triển công nghiệp chế biến cũng được định hướng sát với quy hoạch các vùng sản xuất, đây sẽ là một động lực quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng sản phẩm và mở rộng vùng sản xuất hàng hóa…
|
Đánh bắt thủy sản ở Trại cá Bản Ngà – Gia Cát (Cao Lộc) |
Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn Lạng Sơn giai đoạn 2011-2020 được xây dựng trên cơ sở các tiềm năng, lợi thế và các tồn tại, hạn chế cũng như thách thức đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn trước. Không chỉ là quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất cho từng vùng cụ thể mà còn đưa ra các giải pháp cần đầu tư để phát triển. Có thể nhận thấy, dáng dấp của một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại đang dần được thể hiện trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, xét một cách tổng thể, trong giai đoạn tiếp theo, sản xuất nông nghiệp Lạng Sơn đang hướng tới những hướng đi đột phá, phát triển mạnh về chiều sâu trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, định hướng ấy làm cho quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trở nên rõ nét và hiện thực hơn. Có ý kiến nhận định: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn khó khăn hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác, trong khi đó giá trị gia tăng lại thấp hơn, xuất phát điểm của nông nghiệp Lạng Sơn còn thấp. Thực tế qua sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua đã cho thấy sự quan tâm, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị cho lĩnh vực này và người nông dân Xứ Lạng cũng đang dần khẳng định được mình trong thời kỳ mới với những tư duy sản xuất năng động, sáng tạo hơn. Đây là những điều kiện tiên quyết để nông nghiệp Lạng Sơn có thể bước vào thời kỳ mới với những bước phát triển mới. Như Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XV đã xác định: “Phát triển nông lâm nghiệp toàn diện, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới”. Đó vừa là định hướng, vừa là khẳng định quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ mới – Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Lê Minh
Ý kiến ()