LSO- Quan điểm của tỉnh ta trong phát triển nhân lực là đa dạng hóa các hình thức đào tạo nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực của các cơ sở đào tạo, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, kết hợp đào tạo tại chỗ và đào tạo ngoài tỉnh. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo và dạy nghề. Xây dựng cơ chế, chính sách tuyển chọn và trọng dụng những người có đức, có tài, tranh thủ khai thác và thu hút sự đóng góp của cán bộ, chuyên gia có trình độ cao từ những nơi khác cho sự phát triển của tỉnh.Bảo vệ chuyên nghiệp- một nghề mới đang thu hút thanh niên Lạng SơnHiện trạng đào tạo, sử dụng nhân lựcTrong những năm qua, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của tỉnh tập trung vào nông, lâm nghiệp, công nghiệp – xây dựng và nhóm ngành dịch vụ. Hiện nay, cơ cấu lao động cũng có sự dịch chuyển theo hướng từ khu...
LSO- Quan điểm của tỉnh ta trong phát triển nhân lực là đa dạng hóa các hình thức đào tạo nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng, kỹ năng nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực của các cơ sở đào tạo, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, kết hợp đào tạo tại chỗ và đào tạo ngoài tỉnh. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đào tạo và dạy nghề. Xây dựng cơ chế, chính sách tuyển chọn và trọng dụng những người có đức, có tài, tranh thủ khai thác và thu hút sự đóng góp của cán bộ, chuyên gia có trình độ cao từ những nơi khác cho sự phát triển của tỉnh.
Bảo vệ chuyên nghiệp- một nghề mới đang thu hút thanh niên Lạng Sơn
Hiện trạng đào tạo, sử dụng nhân lực
Trong những năm qua, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của tỉnh tập trung vào nông, lâm nghiệp, công nghiệp – xây dựng và nhóm ngành dịch vụ. Hiện nay, cơ cấu lao động cũng có sự dịch chuyển theo hướng từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Theo đánh giá của tỉnh, trong 10 năm qua, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp giảm 1,2%, từ 79,7% năm 2001 xuống còn 78,5% năm 2010. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng tăng 0,7%, từ 3,7% lên 4,4%; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng 1,03%, từ 16,6% lên 17,1%. Tuy nhiên, trình độ giáo dục và chuyên môn kỹ thuật nguồn lao động của tỉnh vẫn ở mức thấp, số lao động chưa qua đào tạo còn ở mức cao, chiếm tỷ lệ 68% và đặc biệt lực lượng cán bộ kỹ thuật có chuyên môn của tỉnh còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế hiện nay. Đối với vấn đề đào tạo, hiện nay, hệ thống mạng lưới trường phổ thông được quan tâm đầu tư và tăng nhanh chóng, chất lượng đào tạo có những bước chuyển biến rõ rệt. Hệ thống trường nghề hết năm 2010 toàn tỉnh có 16 cơ sở dạy nghề, 249 giảng viên cơ hữu, 374 cán bộ quản lý và giáo viên. Mặc dù còn thiếu giáo viên nghề và chất lượng đội ngũ giáo viên hiện có chưa cao nhưng 5 năm qua, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh và đào tạo được 56.330 người, trung bình khoảng 11.266 người/năm. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và thúc đẩy các dòng dịch chuyển lao động nhanh hơn, đáp ứng tốt hơn mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, trong thời gian qua các chương trình phát triển kinh tế, chương trình vay vốn quốc gia, chương trình xuất khẩu lao động và các chương trình tạo việc làm khác đã được tỉnh đồng loạt triển khai. Tính từ năm 2006 đến 2010, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 56,7 nghìn lao động, bình quân mỗi năm từ 10-12 nghìn người/năm. Trong đó, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội đã tạo việc làm mới chiếm 85,5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm, chương trình cho vay vốn quỹ quốc gia, xuất khẩu lao động giải quyết việc làm cho 14,5% lao động.
Nâng cao chất lượng dạy nghề là một giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020
Theo tính toán thống kê, bình quân 1 lao động đang làm việc của tỉnh tạo được 6,04 triệu đồng năm 2000 (bằng 51,41% mức bình quân cả nước) lên 27,4 triệu đồng năm 2020, bằng 66,2% mức bình quân cả nước. Như vậy, mặc dù có tăng nhưng năng suất lao động của Lạng Sơn vẫn ở mức thấp, chủ yếu do số lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tới 78,5%. Đây là một thách thức lớn của tỉnh trong phát triển nhân lực giai đoạn mới. Trước thách thức đó, vừa qua, tại Kỳ họp thứ hai HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2011-2016, UBND tỉnh đã báo cáo tóm tắt quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh giai đoạn 2011-2020 và được đại biểu HĐND tỉnh thông qua. Trong đó mục tiêu nhằm phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, phân bố hợp lý, chú trọng điều chỉnh, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa đào tạo nhân lực từ cao đẳng trở lên so với trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề, từng bước nâng cao trình độ so với mặt bằng chung của cả nước. Cụ thể sẽ tập trung vào nâng cao trình độ học vấn của nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn – kỹ thuật. Trong đó giai đoạn 2011-2015, phấn đấu đào tạo được 77.164 người, tập trung vào các nhóm nghề nông nghiệp, xây dựng các mô hình đào tạo kiểu mẫu trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng phát triển của địa phương. Đối với giai đoạn 2016-2020, tỉnh đặt ra mục tiêu đào tạo nghề cho 95.496 người, tập trung vào các nghề phi nông nghiệp, trong đó chú trọng vào dịch vụ giao lưu ngoại thương, kinh tế cửa khẩu, du lịch. Cùng với đó là nỗ lực tạo việc làm mới cho lao động, nâng tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với nghề đào tạo đạt trên 85%. Ngoài ra, tỉnh còn chủ trương đẩy mạnh thu hút lao động có trình độ cao về làm việc tại tỉnh, mở rộng liên kết với các trường chuyên nghiệp và dạy nghề ngoài tỉnh.
Lời kết
Để đạt được những mục tiêu đó, tỉnh tập trung vào 6 nhóm giải pháp, chú trọng nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội cũng như thực hiện đổi mới quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực. Các giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cũng như việc huy động nguồn lực thực hiện, xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách về việc làm, thị trường lao động, điều kiện làm việc, mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực… Tin tưởng và hy vọng rằng, với quy hoạch cụ thể, phù hợp, tỉnh sẽ sớm xây dựng các kế hoạch triển khai theo lộ trình và đạt được những mục tiêu giai đoạn đã đề ra, góp phần ngày càng nâng cao hơn chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nhà, đáp ứng được xu hướng phát triển trong giai đoạn mới.
Thanh Huyền
Ý kiến ()