LSO-Xây dựng nông thôn mới (NTM) – trong 19 tiêu chí cơ bản, tất cả đều hướng tới mục tiêu: Thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, nâng cao đời sống văn hóa cho nông dân; xây dựng làng quê an ninh, trật tự, mọi người sống yên vui. Để đạt được những mục tiêu đó, phải có sự đồng thuận của nhân dân và hơn hết là vai trò lãnh đạo của đảng bộ xã.Trụ sở xã Bắc Sơn, huyện Bắc SơnLạng Sơn là tỉnh miền núi với hơn 80% dân số sống bằng nghề sản xuất nông – lâm nghiệp ở khu vực nông thôn. Toàn tỉnh hiện có 226 xã, phường, thị trấn; 2.319 thôn, khối phố. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm tăng trong giai đoạn 2001 – 2010 là 1,65% (năm 2001 là 84.718ha, năm 2010 là 99.805ha). Nông nghiệp và nông thôn có bước phát triển, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ bước chuyển dịch tích cực, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Sản lượng lương thực tăng dần qua các năm, tính từ năm...
LSO-Xây dựng nông thôn mới (NTM) – trong 19 tiêu chí cơ bản, tất cả đều hướng tới mục tiêu: Thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, nâng cao đời sống văn hóa cho nông dân; xây dựng làng quê an ninh, trật tự, mọi người sống yên vui. Để đạt được những mục tiêu đó, phải có sự đồng thuận của nhân dân và hơn hết là vai trò lãnh đạo của đảng bộ xã.
|
Trụ sở xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn |
Lạng Sơn là tỉnh miền núi với hơn 80% dân số sống bằng nghề sản xuất nông – lâm nghiệp ở khu vực nông thôn. Toàn tỉnh hiện có 226 xã, phường, thị trấn; 2.319 thôn, khối phố. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm tăng trong giai đoạn 2001 – 2010 là 1,65% (năm 2001 là 84.718ha, năm 2010 là 99.805ha). Nông nghiệp và nông thôn có bước phát triển, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ bước chuyển dịch tích cực, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Sản lượng lương thực tăng dần qua các năm, tính từ năm 2005 – 2010, sản lượng luôn ổn định ở mức 275 – 280 nghìn tấn, cơ bản đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.
Kết cấu hạ tầng ở nông thôn đã được cải thiện, hệ thống giao thông nông thôn cơ bản được cứng hóa (hiện mới có 203 xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi được 4 mùa); 100% các xã có điện lưới quốc gia, với hơn 92% số hộ nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% hiện có máy điện thoại với 91,3% số xã trên toàn tỉnh có đường truyền dẫn là cáp quang hoặc cáp đồng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định và Internet của nhân dân…. Bên cạnh những kết quả đó, tình hình xây dựng và phát triển nông thôn ở Lạng Sơn đang đặt ra một số vấn đề: Sản xuất nông nghiệp phát triển nhưng thiếu quy hoạch đồng bộ, quy mô sản xuất nhỏ lẻ; cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm, mang nhiều yếu tố tự phát, thiếu tính bền vững, sản phẩm hàng hóa kém sức cạnh tranh; tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề còn ở trình độ thấp, khả năng thu hút các nguồn lực để đầu tư phát triển hạn chế… Thực trạng là vậy, nếu không được quan tâm lãnh đạo đầu tư thì khu vực nông thôn sẽ càng tụt hậu so với thành thị. Khẳng định rõ vấn đề, trong năm 2011, Tỉnh ủy Lạng Sơn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo sự chuyển biến rõ rệt về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững. Theo đó tỉnh tiếp tục xây dựng, thực hiện các chính sách theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X), về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn; trước mắt thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020. Để thực hiện vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tỉnh chỉ đạo mỗi huyện, thành phố sẽ chọn ít nhất là bốn xã để làm điểm xây dựng NTM và phấn đấu đến năm 2020 tỉnh sẽ có 70% xã đạt tiêu chí NTM. Theo “Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới”, chúng ta sẽ phải thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch chi tiết trung tâm xã… Đang trong giai đoạn đầu, việc triển khai xuống cấp xã chắc chắn sẽ gặp một số vướng mắc. Ông Dương Công Khoa, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn) – một trong 4 xã của huyện thực hiện xây dựng NTM cho biết, các quy hoạch sẽ phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, tiếp đó là công tác xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh như: đường giao thông, hệ thống kênh mương, trường học, trạm xá, công trình nước sạch…, để làm được thì phải tập trung mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực của nhân dân địa phương là rất quan trọng. Và để tạo nên một thể thống nhất trong việc xây dựng NTM tại cơ sở, chắc chắn không thể thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã. Cùng ý kiến đó, ông Vy Văn Chẩn, Bí thư – Chủ tịch UBND xã Khánh Khê (Văn Quan) tâm sự: Khách quan mà nói, các xã trên địa bàn tỉnh thực hiện xây dựng NTM của tỉnh hầu hết là các xã thuần nông, và nhiều năm qua, các Đảng bộ xã đã thường xuyên lãnh đạo phát triển nông nghiệp địa phương, chính vậy, công tác xây dựng NTM sẽ đạt được nhiều thành tựu nếu Đảng bộ xã biết phát huy hết vai trò của mình.
Xây dựng NTM là một thử thách mới, song cũng là thời cơ mới, điều kiện mới đối với nông thôn nói chung và với nông thôn Lạng Sơn nói riêng. Trong đó quy hoạch xây dựng NTM, với các khâu then chốt như: điều tra, khảo sát để lập quy hoạch, thẩm định quy hoạch xây dựng là một nội dung quan trọng và phải tiến hành trước. Có thể nói, xây dựng là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết và lâu dài. Chính vậy, công việc này không phải là công việc của riêng ai, mà là sự nghiệp của toàn Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Trí Dũng
Ý kiến ()