* Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ cà-phê Theo Tổng công ty cà-phê Việt Nam, năm 2010, các doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 40% sản lượng thu mua cà-phê và đang có kế hoạch chiếm 60 đến 70% sản lượng thu mua. Hiện tại, cà-phê Việt Nam chiếm 15% thị phần cà-phê thế giới.Trong đề án 'Quy hoạch phát triển ngành cà-phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030' cần nhắm tới các mục đích nâng cơ cấu diện tích cà-phê Arabia tại một số vùng đất thử nghiệm như Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình... Đồng thời, các doanh nghiệpViệt Nam cần nâng cao khả năng chế biến, tập trung chủ yếu ở khâu rang xay, chế biến. Để ngành cà-phê phát triển bền vững, cần thu hẹp diện tích, giảm diện tích cà-phê ở vùng không hợp điều kiện sinh thái, quy mô nhỏ, năng suất thấp. Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích cà-phê ở mức 500 nghìn ha và sản lượng khoảng 1,1 triệu tấn.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa trình Chính phủ xem xét việc bổ sung, sửa đổi một số nội dung trong...
* Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ cà-phê
Theo Tổng công ty cà-phê Việt Nam, năm 2010, các doanh nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 40% sản lượng thu mua cà-phê và đang có kế hoạch chiếm 60 đến 70% sản lượng thu mua. Hiện tại, cà-phê Việt Nam chiếm 15% thị phần cà-phê thế giới.
Trong đề án 'Quy hoạch phát triển ngành cà-phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030' cần nhắm tới các mục đích nâng cơ cấu diện tích cà-phê Arabia tại một số vùng đất thử nghiệm như Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình… Đồng thời, các doanh nghiệp
Việt Nam cần nâng cao khả năng chế biến, tập trung chủ yếu ở khâu rang xay, chế biến. Để ngành cà-phê phát triển bền vững, cần thu hẹp diện tích, giảm diện tích cà-phê ở vùng không hợp điều kiện sinh thái, quy mô nhỏ, năng suất thấp. Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích cà-phê ở mức 500 nghìn ha và sản lượng khoảng 1,1 triệu tấn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa trình Chính phủ xem xét việc bổ sung, sửa đổi một số nội dung trong Dự thảo Quyết định về cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ cà-phê. Theo đó, để kiểm soát giá cà-phê xuất khẩu, nhất là các hợp đồng giao hàng tương lai và kỳ hạn; kiểm soát, ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua, hạ giá xuất khẩu từ các nhà xuất khẩu và thương nhân nước ngoài, điều cần thiết là các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh cà-phê Việt Nam phải được vay đủ vốn lưu động và có thể chủ động điều tiết lượng hàng bán ra. Bộ cũng đề nghị trong trường hợp giá cà-phê trên thị trường trong nước xuống dưới giá thành sản xuất bình quân, căn cứ vào sản lượng cà-phê tiêu thụ trong năm, có xác nhận của chính quyền địa phương, Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 100% lãi suất vốn vay cho người trồng cà-phê để mua vật tư, phân bón.
Theo Nhandan
Ý kiến ()