Quy định mới về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng
Ngày 30-6-2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2011/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại nghị định này là 876 nghìn đồng. Chính phủ cũng ban hành kèm theo nghị định này các bảng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với từng đối tượng người có công với cách mạng bao gồm: Bảng số 1 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Bảng số 2 quy định mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bảng số 3 quy định mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B. Ở Bảng số 1 có hai loại trợ cấp, đó là: mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng; mức trợ cấp ưu đãi một lần. Thí dụ, người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945, diện thoát ly trợ cấp hằng tháng là 979 nghìn đồng, phụ cấp...
Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại nghị định này là 876 nghìn đồng. Chính phủ cũng ban hành kèm theo nghị định này các bảng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với từng đối tượng người có công với cách mạng bao gồm: Bảng số 1 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Bảng số 2 quy định mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bảng số 3 quy định mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B. Ở Bảng số 1 có hai loại trợ cấp, đó là: mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng; mức trợ cấp ưu đãi một lần. Thí dụ, người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945, diện thoát ly trợ cấp hằng tháng là 979 nghìn đồng, phụ cấp 166 nghìn đồng/1 thâm niên; diện không thoát ly là 1.662.000 đồng. Trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ là 20 lần mức chuẩn (876 nghìn đồng). Ở các bảng nói trên quy định rất cụ thể các đối tượng người có công khác nhau thì được hưởng mức trợ cấp, phụ cấp khác nhau và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động khác nhau thì hưởng mức trợ cấp cũng khác nhau (chẳng hạn: Ở Bảng số 2 quy định: Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 21% thì mức trợ cấp là 590 nghìn đồng; 22%, mức trợ cấp là 619 nghìn đồng)…
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-8-2011.
Theo Nhandan
Ý kiến ()