Quy định mới về chế độ tài chính đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
Từ ngày 29/3/2018, chế độ tài chính đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Thông tư 19/2018/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành.
Thông tư nêu rõ, vốn điều lệ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam bao gồm: Vốn góp của các quỹ tín dụng nhân dân thành viên; vốn góp của các tổ chức khác (nếu có); vốn hỗ trợ của Nhà nước.
Các quỹ bao gồm: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; quỹ đầu tư phát triển; quỹ dự phòng tài chính; lợi nhuận lũy kế chưa phân phối; lỗ lũy kế chưa xử lý; vốn hợp pháp khác thuộc sở hữu của Ngân hàng.
Doanh thu của Ngân hàng bao gồm các khoản thu quy định tại Điều 16 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP. Cụ thể, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự: Thu lãi tiền gửi; thu lãi cho vay; thu lãi cho vay đối với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên; thu lãi cho vay đối với khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên; thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ; thu từ nghiệp vụ bảo lãnh…
Thu từ dịch vụ thanh toán gồm: Thu từ cung cấp dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử; thu mở tài khoản thanh toán, cung cấp phương tiện thanh toán cho các quỹ tín dụng nhân dân thành viên và các khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
Chi phí của Ngân hàng bao gồm các khoản chi quy định tại Điều 17 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP. Cụ thể, chi trả lãi tiền gửi: Chi trả lãi tiền gửi của các quỹ tín dụng nhân dân thành viên; chi trả lãi tiền gửi của các khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên; chi trả lãi tiền vay.
Chi phí hoạt động dịch vụ: Chi về dịch vụ thanh toán; chi về dịch vụ ngân quỹ; chi về dịch vụ viễn thông; chi hoa hồng cho đại lý, môi giới, ủy thác đối với các hoạt động đại lý, môi giới, ủy thác được pháp luật cho phép. Trong đó đối với chi hoa hồng môi giới thực hiện theo quy định sau: Đối với khoản chi môi giới để cho thuê tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ), mức chi môi giới để cho thuê mỗi tài sản của Ngân hàng tối đa không quá 5% tổng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài sản đó do môi giới mang lại trong năm.
Đối với khoản chi môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố, mức chi hoa hồng môi giới bán mỗi tài sản thế chấp, cầm cố của Ngân hàng không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản đó qua môi giới.
Chi cho cán bộ, nhân viên: Chi tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp; các khoản chi để đóng góp theo lương như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, mua bảo hiểm tai nạn con người, kinh phí công đoàn…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/3/2018.
Theo Hanoimoi
Ý kiến ()