Quốc hội thông qua Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2012
Sáng 9/11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, với 90,40% số phiếu tán thành.Về mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, dự thảo Nghị quyết nêu rõ: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.Theo đó, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2012 được Quốc hội thông qua là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6% - 6,5%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%. Nhập siêu khoảng 11% - 12% trên tổng kim...
Sáng 9/11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, với 90,40% số phiếu tán thành.
Về mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, dự thảo Nghị quyết nêu rõ: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Theo đó, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2012 được Quốc hội thông qua là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6% – 6,5%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%. Nhập siêu khoảng 11% – 12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong điều kiện cho phép, phấn đấu giảm nhập siêu xuống dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu; Bội chi ngân sách phấn đấu dưới 4,8% GDP; Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội khoảng 33,5% GDP; Chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%.
Về chỉ tiêu xã hội: Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 46%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng dưới 16,6%; Số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 21,5 giường.
Dự thảo Nghị quyết Quốc hội cũng đề ra 9 nhóm định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội. Đáng chú ý, nhóm nhiệm vụ, giải pháp được Nghị quyết ưu tiên hàng đầu là: Giao Chính phủ khẩn trương hoàn thành đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; Thực hiện đồng bộ theo lộ trình thích hợp trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước; Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, sự chấp hành và tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc của các cấp chính quyền trong thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát; Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm soát nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; Điều hành chặt chẽ, thận trọng các chính sách tài khóa, tiền tệ, xuất nhập khẩu; Kiểm soát để chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức thấp, ổn định theo từng tháng và đạt mục tiêu cả năm; Ưu tiên sử dụng số vượt thu ngân sách nhà nước năm 2011 để giảm bội chi, tăng trả nợ hoặc giảm vay nợ; Kiểm soát chặt chẽ và giảm tối đa nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu…
Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm (2011-2015), với 445 đại biểu tán thành, trên tổng số 454 đại biểu tham gia, đạt 89%.
Cụ thể, Quốc hội đã biểu quyết thông qua tổng mức đầu tư vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011-2015 không quá 225.000 tỷ đồng. Nghị quyết cũng nêu rõ: Khẩn trương quyết định các giải pháp đối với các công trình, dự án thuộc diện chuyển đổi hình thức đầu tư, giãn, hoãn, không được phép tiếp tục sử dụng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ trong giai đoạn 2011-2015. Không chuyển chỉ tiêu kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ được Quốc quyết định hàng năm sang năm sau; căn cứ vào tiến độ giải ngân để huy động vốn trái phiếu chính phủ đáp ứng nhu cầu của công trình, dự án, không để tồn đọng vốn, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã huy động.
Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm (2011-2015), với 410 đại biểu tán thành trên tổng số 454 đại biểu tham gia, đạt 82%.
16 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2011-2015 có tổng mức kinh phí thực hiện không quá 276.372 tỷ đồng, trong đó, vốn từ ngân sách Trung ương là 105.392 tỷ đồng (chưa bao gồm số vốn đã phân bổ cho Chương trình 135 giai đoạn 3 và Chương trình 30a năm 2011); vốn ngân sách địa phương là 61.542,5 tỷ đồng; vốn ngoài nước là 19.987,5 tỷ đồng; vốn tín dụng là 39.815 tỷ đồng và vốn huy động khác 49.635 tỷ đồng.
Quốc hội giao Chính phủ rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể của các dự án thành phần của từng chương trình mục tiêu quốc gia trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện.
Các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), trong đó, tập trung vào các vấn đề về chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông; điều hoà, phân bổ nguồn nước một cách hợp lý; cân bằng lợi ích kinh tế – xã hội – môi trường; sử dụng nước tiết kiệm; duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông và mực nước giới hạn khai thác các tầng chứa nước dưới đất…
Chiều nay, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Phòng chống rửa tiền và Dự án Luật Phòng chống tác hại thuốc lá./.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()