Quốc hội thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012
Chiều 3/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đồng chí Phan Trung Lý - Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đã trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII.Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn những hạn chế Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sáu tháng cuối năm 2010 và sáu tháng đầu năm 2011, đồng chí Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, về cơ bản, công tác xây dựng luật, pháp lệnh đã kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Đây là kết quả của một quá trình phấn đấu, cố gắng của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan.Tuy nhiên, theo...
Chiều 3/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đồng chí Phan Trung Lý – Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đã trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.
Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XIII. |
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn những hạn chế
Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sáu tháng cuối năm 2010 và sáu tháng đầu năm 2011, đồng chí Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng, về cơ bản, công tác xây dựng luật, pháp lệnh đã kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Đây là kết quả của một quá trình phấn đấu, cố gắng của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Tuy nhiên, theo đồng chí Phan Trung Lý, bên cạnh kết quả đã đạt được, việc lập và thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn những hạn chế cần phải được khắc phục. Cụ thể là có một số dự án được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhưng lại phải điều chỉnh nhiều lần; một số dự án pháp lệnh được điều chỉnh từ năm này sang năm khác. Có một số dự án đã được đưa vào Chương trình, nhưng chưa xem xét một cách toàn diện về nội dung, phạm vi điều chỉnh, khả năng, điều kiện thực tế và đặc thù của lĩnh vực cần điều chỉnh nên khi triển khai xây dựng dự án không bảo đảm tiến độ và chất lượng.
Thêm vào đó, sự phối hợp giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan, tổ chức hữu quan còn thiếu chặt chẽ. Việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập đối với một số dự án luật còn chậm hoặc có thành lập nhưng hoạt động kém hiệu quả. Có dự án mặc dù đã được trình Quốc hội nhưng các cơ quan có trách nhiệm vẫn chưa thống nhất được với nhau về các nội dung cơ bản. Nội dung một số luật, pháp lệnh được ban hành vẫn còn nhiều quy định mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể nên sau khi ban hành phải chờ văn bản dưới luật quy định chi tiết thì mới có thể đi vào cuộc sống, nhưng việc ban hành các văn bản này lại không bảo đảm tiến độ. Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Điều chỉnh tiến độ 2 dự án luật, bổ sung 4 dự án luật khác và 01 dự thảo nghị quyết trong Chương trình năm 2011
Đối với việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, theo đề nghị của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh tiến độ 02 dự án luật, bổ sung 04 dự án luật khác và 01 dự thảo nghị quyết trong Chương trình năm 2011. Cụ thể là: chuyển dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi), Luật giáo dục đại học từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ nhất sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XIII do còn có những vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực cần có thêm thời gian tổng kết thực tiễn, nghiên cứu đánh giá, thảo luận, chỉnh lý hoàn thiện dự án luật.
Bên cạnh đó, bổ sung vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 2 dự án Luật cơ yếu và dự án Luật biển Việt Nam, đây là hai dự án luật đã được chuẩn bị khá lâu, đã được Quốc hội cho ý kiến nhưng chưa được thông qua do một số vấn đề thuộc nội dung của dự án luật cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh thêm, đến nay các vấn đề này đã được giải quyết. Bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và dự án Luật phòng chống, rửa tiền để sớm khắc phục bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Bổ sung vào Chương trình năm 2011 dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường để thực hiện quy định tại Điều 8 của Luật thuế bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, sẽ lùi thời gian thông qua dự án Luật hợp tác xã (sửa đổi) từ Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 2 sang Chương trình năm 2012, cụ thể là cho ý kiến lần thứ 2 tại kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4 để có thêm thời gian nghiên cứu chuẩn bị.
Đồng thời, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội đưa vào Chương trình kỳ họp thứ nhất xem xét, thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI.
Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 gồm 31 dự án thuộc Chương trình chính thức
Theo đồng chí Phan Trung Lý, Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 gồm 31 dự án thuộc Chương trình chính thức, trong đó có 21 dự án luật, 01 dự án nghị quyết, 02 dự án pháp lệnh thuộc Chương trình thông qua, 07 dự án luật thuộc Chương trình cho ý kiến và 27 dự án luật, 02 dự án pháp lệnh thuộc Chương trình chuẩn bị.
Tính đến hết ngày 14/6/2011, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nhận được đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 gồm 57 dự án, trong đó có 52 dự án luật và 05 dự án pháp lệnh.
Báo cáo Quốc hội về sự điều chỉnh tiến độ của một số dự án so với đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết, các dự án Luật quy hoạch, Luật đô thị, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Luật việc làmđược đề nghị đưa vào Chương trình chính thức năm 2012. Tuy nhiên, Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy rằng, dự thảo Luật quy hoạch, Luật đô thịcó liên quan mật thiết với thẩm quyền quy hoạch được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật quy hoạch đô thị … nhưng Tờ trình của Chính phủ lại chưa làm rõ được mối quan hệ này, cũng chưa thuyết minh rõ về nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh của hai dự án luật này.
Về dự án Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng cần phải tổng kết việc thực hiện những nội dung quan trọng như thẩm quyền ban hành, loại văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản….
Dự án Luật việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhiều quy định trong Bộ luật lao động, những vấn đề quy định trong lĩnh vực này là vấn đề lớn đang được xã hội quan tâm nhưng còn có nhiều ý kiến khác nhau nên cần tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị kỹ và đề nghị ban hành sau khi Bộ luật lao động (sửa đổi) được Quốc hội xem xét, thông qua. Vì vậy, đề nghị chuyển các dự án Luật quy hoạch, Luật đô thị, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Luật việc làmvào Chương trình chuẩn bị năm 2012.
Dự án Luật công an nhân dân (sửa đổi) và dự án Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự được đề nghị đưa vào Chương trình chính thức năm 2012. Tuy nhiên, theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2011, Quốc hội đã quyết định đưa các dự án này vào Chương trình chuẩn bị năm 2011 để tổ chức nghiên cứu, phục vụ cho việc sửa đổi các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và sửa đổi Hiến pháp 1992 bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ. Do đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục đưa các dự án này vào Chương trình chuẩn bị năm 2012.
Dự án Pháp lệnh c ông tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương được đề nghị đưa vào Chương trình chính thức năm 2012 nhưng Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, công tác quốc phòng là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương mà còn là nhiệm vụ của toàn quân, toàn dân và toàn xã hội. Vì vậy, đề nghị không ban hành Pháp lệnh riêng mà đưa nội dung này vào Luật quốc phòng khi sửa đổi, bổ sung Luật này.
Về dự án Luật Thủ đô,đây là dự án thuộc Chương trình chính thức năm 2011, đã được Quốc hội khóa XII xem xét tại kỳ họp thứ 9 vừa qua nhưng chưa được thông qua do một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Hiện nay, Chính phủ đề nghị tiếp tục trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật này tại kỳ họp thứ 4. Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy đây là một dự án Luật quan trọng, đã có một quá trình chuẩn bị lâu dài nên tán thành với đề nghị của Chính phủ. Đề nghị Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý hoàn thiện dự án này trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, đặc biệt là các vấn đề về cơ chế chính sách đặc thù cho Thủ đô để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 (dự kiến tháng 10/2012).
Đối với một số dự án đã được các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội đề nghị đưa vào Chương trình như Luật về hội, Luật giáo viên, Luật trưng cầu ý dân, Luật về phản biện xã hội và các dự án thuộc Chương trình nhiệm kỳ khóa XII chưa được đưa vào Chương trình năm 2012, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tiếp tục nghiên cứu, xem xét việc đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII ( sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 2 – dự kiến tháng 10/2011) khi hội đủ các điều kiện cần thiết theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ./.
Theo Website Dangcongsanvn
Ý kiến ()