LSO-Ngày làm việc đầu tiên của tuần thứ 3 kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII (05/11) Quốc hội đã thảo luận ở các tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và dự án Luật Hòa giải cơ sở.Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân các đại biểu đều bày tỏ ý kiến đồng tình với việc sửa đổi bổ sung luật nay cho phù hợp với thực tiễn. Nhiều đại biểu phân tích các yếu tố tác động cấu thành việc quy định mức khởi điểm chịu thuế là 9 triệu đồng và mức giảm trừ gia cảnh 3,6 triệu đồng cần được tính toán khoa học, chính xác thì mới phản ánh đúng và thuyết phục người nộp thuế và mới đảm bảo yếu tố bền vững và khả thi và có cách tính mức chịu thuế linh hoạt sát thực tế khi có biến động về giá và mức độ trượt giá. Mức trượt giá 20% thì đánh giá theo tiêu chí nào, do cơ quan nào thực hiện và công bố. Luật...
LSO-Ngày làm việc đầu tiên của tuần thứ 3 kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII (05/11) Quốc hội đã thảo luận ở các tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và dự án Luật Hòa giải cơ sở.
Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân các đại biểu đều bày tỏ ý kiến đồng tình với việc sửa đổi bổ sung luật nay cho phù hợp với thực tiễn. Nhiều đại biểu phân tích các yếu tố tác động cấu thành việc quy định mức khởi điểm chịu thuế là 9 triệu đồng và mức giảm trừ gia cảnh 3,6 triệu đồng cần được tính toán khoa học, chính xác thì mới phản ánh đúng và thuyết phục người nộp thuế và mới đảm bảo yếu tố bền vững và khả thi và có cách tính mức chịu thuế linh hoạt sát thực tế khi có biến động về giá và mức độ trượt giá. Mức trượt giá 20% thì đánh giá theo tiêu chí nào, do cơ quan nào thực hiện và công bố. Luật cần phải quy định đảm bảo động viên trách nhiệm nộp thuế của công dân nhưng cũng cần phải công bằng, khách quan và chính xác phản ánh đúng bản chất của chính sách thuế, công cụ thuế là điều tiết thu nhập. Cần có lộ trình phù hợp và cách kê khai, quyết toán thuế đảm bảo tính khả thi hạn chế mức thấp nhất các hành vi lợi dụng các kẽ hở của chính sách thuế. Với các vấn đề cụ thể cũng có ý kiến cho rằng tiền thưởng là khoản tiền động viên khuyến khích người lao động làm việc không nên tính thuế.
Đối với dự án Luật hòa giải cơ sở đa số các ý kiến cho rằng việc luật hóa hoạt động hòa giải và tổ hòa giải là cần thiết và phải sớm đưa vào cuộc sống vì hiện nay do xã hội phát triển, nhiều vấn đề xã hội phát sinh nhất là xung quanh vấn đề hôn nhân và gia đình, vấn đề tranh chấp dân sự nên rất cần các hoạt động của tổ hòa giải. Tuy nhiên nhiều đại biểu còn tỏ ra băn khoăn về quy định kinh phí của Tổ hòa giải vì nếu quy định không khoa học và tính toán đến tính khả thi thì vô hình chung làm cản trở hoạt động vốn được coi là rất nhân văn và rất hiệu quả.
Đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay cũng rất nhiều không nên quy định thêm đối tượng bộ máy, kinh phí mà nên lồng ghép để đạt hiệu quả. Nhiều vấn đề đã diễn ra trong thực tiễn cũng được các đại biểu Quốc hội bàn thảo, mổ xẻ như vấn đề kinh phí, vấn đề thời hạn làm việc của Tổ hòa giải vấn đề hòa giải viên và tiêu chuẩn của hòa giải viên, vấn đề hòa giải các vụ việc vi phạm pháp luật về hình sự, vấn đề hòa giải viên gặp rủi ro khi thực hiện công việc; vấn đề trách nhiệm và giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành…
Về vấn đề khoản kinh phí cho các hòa giải viên, đại biểu Nguyễn Thế Tuy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng trong điệu kiện ngân sách còn eo hẹp khó cân đối thì chỉ nên chi một khoản có tính chất thưởng vào cuối năm. Việc thôi làm nhiệm vụ hòa giải viên cũng phải được sự đồng ý của Tổ trưởng để đảm bảo tính tổ chức kỷ luật chặt chẽ. Tổ trưởng Tổ hòa giải nên là người có uy tín trong khu dân cư nhất là các khu vực vùng sâu, vùng xa như Trưởng Bản, Già làng…để có thể nắm chắc tình hình và đi sâu vào các vùng đồng bào dân tộc thiểu số hay vùng có các tôn giáo thì sẽ phát huy tốt vai trò của Tổ hòa giải và cũng cần chú ý đến địa điểm hòa giải như nhà văn hóa thôn, trụ sở xã, các điểm công cộng.
Đánh giá cao hiệu quả hòa giải của Tổ hòa giải trong thời gian qua khi thực hiện Pháp lệnh hòa giải cơ sở, đại biểu Trần Hoa Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cũng cho rằng cần ban hành Luật hòa giải cơ sở để tháo gỡ các tồn tại hiện nay. Việc bầu Tổ hòa giải gốm những người có hiểu biết, uy tín và kinh nghiệm, nếu yêu cầu trình độ về luật thì khó khả thi. Việc bầu nên để cho UBND cấp xã thành lập. Dự thảo luật cũng cần quy định rõ giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành ở cơ sở và gửi cho Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền để xử lý các bước tiếp theo.
Đại biểu Nông Thị Lâm băn khoăn về quy định kinh phí cho Tổ hòa giải hàng năm vì căn cứ vào số lưởng Tổ hòa giải ở cơ sở thì kinh phí hàng năm sẽ rất lớn ngân sách có đáp ứng được không. Nếu có chỉ nên các vụ hòa giải thành mới được hưởng kinh phí này.
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành cho rằng nên thận trọng khi quy định các vi phạm pháp luật về hình sự mà người bị hại không khiếu nại, nếu như đưa vào phải cân nhắc và giải thích rỗ không gây cách hiểu khác nhau dẫn đến thực hiện sai. Đây là hoạt động có truyền thống và đạt nhiều kết quả tốt là hành động tự nguyện và hoạt động tự nhiên trong cuộc sống dân sự do đó không nên quy định kêu gọi các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đóng góp kinh phí cho hoạt động này, ông Thành nói.
Nguyễn Đặng Ân
Ý kiến ()