Theo đó tất cả các nước châu Âu đã áp đặt trừng phạt chống lại Iran "sẽ không được mua ngay cả một giọt dầu từ Iran".Quốc hội Iran (Majlis) sẽ nhóm họp ngày hôm nay (29/1) để thảo luận về một dự luật ngăn chặn xuất khẩu dầu của mình cho Liên minh châu Âu (EU), kênh truyền hình Press TV cho biết.Các nhà lập pháp Iran sẽ thảo luận về dự luật kêu gọi một lệnh cấm xuất khẩu dầu sang EU vào đầu tuần tới, ông Hossein Ebrahimi, Phó trưởng Uỷ ban An ninh và Chính sách đối ngoại của Quốc hội Iran cho biết.Quốc hội Iran (Ảnh: Internet)Nasser Soudani, một thành viên của Ủy ban Năng lượng của Quốc hội Iran cho biết, trong một động thái "phòng ngừa", Quốc hội Iran đang cân nhắc một kế hoạch để ngăn chặn xuất khẩu dầu của mình cho các quốc gia thành viên EU. “Quốc hội Iran đang tìm cách thông qua một kế hoạch, theo đó tất cả các nước châu Âu đã áp đặt trừng phạt chống lại Iran sẽ không được mua ngay cả một giọt dầu từ Iran", ông Soudani nói.Ngày 23/1, Bộ...
Theo đó tất cả các nước châu Âu đã áp đặt trừng phạt chống lại Iran “sẽ không được mua ngay cả một giọt dầu từ Iran”.
Quốc hội Iran (Majlis) sẽ nhóm họp ngày hôm nay (29/1) để thảo luận về một dự luật ngăn chặn xuất khẩu dầu của mình cho Liên minh châu Âu (EU), kênh truyền hình Press TV cho biết.
Các nhà lập pháp Iran sẽ thảo luận về dự luật kêu gọi một lệnh cấm xuất khẩu dầu sang EU vào đầu tuần tới, ông Hossein Ebrahimi, Phó trưởng Uỷ ban An ninh và Chính sách đối ngoại của Quốc hội Iran cho biết.
|
Quốc hội Iran (Ảnh: Internet) |
Nasser Soudani, một thành viên của Ủy ban Năng lượng của Quốc hội Iran cho biết, trong một động thái “phòng ngừa”, Quốc hội Iran đang cân nhắc một kế hoạch để ngăn chặn xuất khẩu dầu của mình cho các quốc gia thành viên EU.
“Quốc hội Iran đang tìm cách thông qua một kế hoạch, theo đó tất cả các nước châu Âu đã áp đặt trừng phạt chống lại Iran sẽ không được mua ngay cả một giọt dầu từ Iran”, ông Soudani nói.
Ngày 23/1, Bộ trưởng Ngoại giao các nước EU đã chính thức thông qua lệnh cấm vận nhằm vào ngành xuất khẩu dầu của Iran, khiến các nhà đầu tư lo lắng về nguồn cung dầu toàn cầu nếu như Tehran đe dọa trả đũa bằng cách đóng cửa eo biển Hormuz – một tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng của thế giới.
Các nước EU nhập khẩu dầu lớn của Iran như Hy Lạp, Italy Tây Ban Nha có thời gian đến 1/7 (khi lệnh cấm vận có hiệu lực) để tìm kiếm các nhà cung cấp dầu thay thế Iran.
Trong khi đó, Ali-Abar Velayati, cố vấn của lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cảnh báo rằng “không ai có thể bán dầu nếu Iran không thể”.
Việc gia tăng áp lực lên Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này đã khiến nước Cộng hòa Hồi giáo chịu nhiều thiệt hại về kinh tế như tiền tệ mất giá và lạm phát gia tăng.
Trong khi đó, một nhóm chuyên gia cao cấp của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ có chuyến thăm ba ngày tới Iran, bắt đầu vào ngày hôm nay (29/1) để thảo luận về các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Theo Dantri
Ý kiến ()