Quảng Ninh triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch lợn tai xanh
Ngày 2/6, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức cuộc họp khẩn nhằm triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh lợn tai xanh đang có chiều hướng lan rộng ở huyện Đông Triều. UBND tỉnh chỉ đạo đến ngày 10/6, các địa phương trong tỉnh phải khẩn trương tiêm xong vacxin phòng bệnh cho toàn bộ đàn lợn và tập trung thực hiện phun khử trung toàn bộ khu chăn nuôi. Địa phương nào không thực hiện xong thì phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. Ngoài ra, tỉnh đã bổ sung thêm các chốt kiểm dịch tại khu vực Dốc Đỏ (Tp. Uông Bí) và đầu đường 188. Trước đó, Quảng Ninh đã lập 4 chốt kiểm dịch ở đầu mối giao thông để kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển lợn, ra vào khu vực có dịch của huyện Đông Triều, cấp 2.684 lít hoá chất cho 21 xã, thị trấn trong huyện Đông Triều phun khử độc tiêu trùng 2 triệu 684 nghìn m2. UBND tỉnh yêu cầu, cán bộ tại các chốt kiểm dịch phải có chuyên môn cao, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Theo báo cáo của Sở...
Ngày 2/6, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức cuộc họp khẩn nhằm triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh lợn tai xanh đang có chiều hướng lan rộng ở huyện Đông Triều.
UBND tỉnh chỉ đạo đến ngày 10/6, các địa phương trong tỉnh phải khẩn trương tiêm xong vacxin phòng bệnh cho toàn bộ đàn lợn và tập trung thực hiện phun khử trung toàn bộ khu chăn nuôi. Địa phương nào không thực hiện xong thì phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. Ngoài ra, tỉnh đã bổ sung thêm các chốt kiểm dịch tại khu vực Dốc Đỏ (Tp. Uông Bí) và đầu đường 188.
Trước đó, Quảng Ninh đã lập 4 chốt kiểm dịch ở đầu mối giao thông để kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển lợn, ra vào khu vực có dịch của huyện Đông Triều, cấp 2.684 lít hoá chất cho 21 xã, thị trấn trong huyện Đông Triều phun khử độc tiêu trùng 2 triệu 684 nghìn m2. UBND tỉnh yêu cầu, cán bộ tại các chốt kiểm dịch phải có chuyên môn cao, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay đã có 21/21 xã, thị trấn trong huyện Đông Triều có lợn mắc bệnh với tổng số 6.088 con, chết 1.962 con, tiêu huỷ 2.427 con. Số lợn mắc bệnh, lợn ốm chết tăng cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ của đợt dịch bệnh năm 2010. Nếu không có biện pháp dập tắt nhanh ổ dịch thì nguy cơ dịch lây lan ra các địa phương khác trong tỉnh và vùng đồng bằng Bắc Bộ là rất cao và hậu quả rất nghiêm trọng.
UBND tỉnh nhận định, mặc dù tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, song công tác chỉ đạo phòng chống dịch ở cơ sở còn hạn chế, triển khai phòng chống dịch còn chậm. Hiện tại dịch, chưa có dấu hiệu giảm vì vậy cần có biện pháp mạnh hơn nữa để ngăn chặn dịch, quyết tâm không để dịch lây lan ra các địa phương khác. Các địa phương cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh để người dân nâng cao ý thức về phòng chống dịch bệnh.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()