Quảng Ninh tập trung phát triển hạ tầng giao thông
Quảng Ninh được xác định là khu vực phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao về những lĩnh vực có thế mạnh như khai thác than, cửa khẩu và du lịch. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh từng bước hoàn thiện, hình thành hệ thống giao thông đa dạng, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Quốc lộ 18 đoạn Mông Dương - Móng Cái vừa được cải tạo, nâng cấp và thông xe kỹ thuật vào tháng 9-2010 đã làm tăng đáng kể lưu lượng xe chạy trên tuyến. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, có đến 70% lượng công-ten-nơ nhập qua cảng Hải Phòng được đưa về các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.Cùng với việc đưa tuyến quốc lộ 18 đoạn Mông Dương - Móng Cái vào sử dụng hiệu quả, Quảng Ninh đang tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ việc hoàn thành các dự án quan trọng... Trong đó, Dự án đường vành đai phía bắc TP Hạ Long...
Quốc lộ 18 đoạn Mông Dương – Móng Cái vừa được cải tạo, nâng cấp và thông xe kỹ thuật vào tháng 9-2010 đã làm tăng đáng kể lưu lượng xe chạy trên tuyến. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, có đến 70% lượng công-ten-nơ nhập qua cảng Hải Phòng được đưa về các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Cùng với việc đưa tuyến quốc lộ 18 đoạn Mông Dương – Móng Cái vào sử dụng hiệu quả, Quảng Ninh đang tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ việc hoàn thành các dự án quan trọng… Trong đó, Dự án đường vành đai phía bắc TP Hạ Long (đoạn Cái Mắm – Đồng Đăng) có tổng mức đầu tư gần 181 tỷ đồng, đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, tỉnh Quảng Ninh sẽ đầu tư 50% từ nguồn ngân sách tập trung và nguồn thu tiền sử dụng quỹ đất tạo ra ngoài hành lang an toàn giao thông hai bên đường; trung ương hỗ trợ và từ các nguồn huy động khác 50%.
Mặc dù tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư mạnh mẽ xây dựng hạ tầng giao thông, nhưng trên thực tế hiện nay hệ thống giao thông kết nối tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh vẫn còn nhiều bất cập, mạng lưới giao thông đối ngoại của tỉnh với hai địa phương chưa đáp ứng yêu cầu thúc đẩy sự phát triển và khả năng thu hút, cạnh tranh. Tuyến đường huyết mạch hiện nay là quốc lộ 18 liên kết Quảng Ninh với các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Trung Quốc đã được nâng cấp cải tạo, nhưng mới đạt tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng và miền núi với quy mô hai làn xe cơ giới. Tuyến quốc lộ 10 nối Quảng Ninh với Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình cũng chỉ đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng. Và các trục đường bộ liên kết này hiện đã quá tải với nhu cầu giao thông vận tải tăng nhanh như hiện nay. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng đã thống nhất thỏa thuận về quy mô, điểm đấu nối tuyến đường nối TP Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (tuyến đường này dài 105 km đang được Bộ Giao thông, vận tải đầu tư và dự kiến hoàn thành năm 2013) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của hai địa phương. Quảng Ninh đã đề nghị cho phép tỉnh kêu gọi đầu tư và ứng trước gần 400 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng dự án này. Dự án tuyến giao thông nối TP Hạ Long với đường cao tốc Hà
Nội – Hải Phòng sẽ được đầu tư xây dựng quy mô cấp 1 theo tiêu chuẩn Việt Nam với sáu làn xe vận tốc thiết kế 120 km/giờ, và cầu vượt sông Bạch Đằng bảo đảm tĩnh không thông thuyền 53 m. Tổng chiều dài 25 km; bề rộng nền đường 33,5 m: Điểm đầu tuyến tại khu vực cầu Đại Yên,
Km 102 quốc lộ 18 thuộc khu vực Cái Mắm (phường Đại Yên), trùng với điểm đầu của dự án Cái Mắm – Đồng Đăng (về lâu dài tiếp tục phát triển theo quy hoạch đấu nối với đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái). Điểm cuối tại điểm kết thúc của đường cao tốc Hà
Nội – Hải Phòng tại đoạn cuối thuộc phường Đông Hải 2, quận Hải An, bảo đảm kết nối các tuyến đường cao tốc ven biển, vành đai 3 đã được Thủ tướng phê duyệt. Do nguồn vốn lớn nên phân kỳ đầu tư: Giai đoạn I đầu tư với quy mô đường cấp 2 (đường và cầu bảo đảm bốn làn xe), tổng mức đầu tư dự kiến là 9.500 tỷ đồng, trong đó riêng kinh phí đầu tư cầu Bạch Đằng (cả cầu dẫn) và nút giao điểm cuối tại Hải Phòng là 5.200 tỷ đồng. Giai đoạn II thực hiện sau năm 2020 hoàn chỉnh theo quy mô đường cấp 1 với sáu làn xe.
Việc triển khai dự án đấu nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nối dài tới Hạ Long có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời kết nối hoàn chỉnh mạng lưới giao thông quốc gia theo quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ đến năm 2020 bao gồm TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã được Thủ tướng phê duyệt. Vì vậy, để phát triển vùng động lực kinh tế cần xây dựng trục giao thông huyết mạch, tập trung xây dựng hoàn chỉnh, hiện đại hóa tuyến trục giao thông ven biển Móng Cái – Hạ Long – Hải Phòng – Ninh Bình, tạo điều kiện giao thông thuận tiện và thông suốt giữa Việt Nam với Trung Quốc qua vành đai kinh tế.
CHỦ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc khẳng định: 'Việc triển khai đấu nối đường ô-tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nối dài tới Hạ Long có ý nghĩa nhiều mặt, nhất là kết nối hoàn chỉnh mạng lưới giao thông quốc gia. Bởi vậy, các cấp, ngành chức năng của hai địa phương cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong khâu chuẩn bị trình Chính phủ để sớm thực hiện thành công, đón đầu việc khai thác đường ô-tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng vào năm 2014, hai bến khởi động Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, Cát Hải, cầu và đường Tân Vũ – Lạch Huyện vào năm 2015'.
Theo Nhandan
Ý kiến ()