Quảng Ninh đầu tư xây dựng nông thôn mới
Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa ban hành Nghị quyết số 01 về triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Việc triển khai chương trình này nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn xây dựng nông thôn với đô thị theo quy hoạch; môi trường sinh thái được chú trọng bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ngày càng được nâng cao; góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp.Chương trình xây dựng nông thôn mới của Quảng Ninh được triển khai đồng loạt tại 125 xã của 13 huyện, thị xã, thành phố, với tổng nguồn vốn đầu tư dự kiến khoảng 16 nghìn tỷ đồng. Tỉnh tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, tập trung chỉ đạo các ngành rà soát cơ chế, chính sách hiện có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông...
Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa ban hành Nghị quyết số 01 về triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Việc triển khai chương trình này nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn xây dựng nông thôn với đô thị theo quy hoạch; môi trường sinh thái được chú trọng bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân ngày càng được nâng cao; góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp.
Chương trình xây dựng nông thôn mới của Quảng Ninh được triển khai đồng loạt tại 125 xã của 13 huyện, thị xã, thành phố, với tổng nguồn vốn đầu tư dự kiến khoảng 16 nghìn tỷ đồng. Tỉnh tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, tập trung chỉ đạo các ngành rà soát cơ chế, chính sách hiện có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; sửa đổi, bổ sung, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp như: chính sách thu hút, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng chợ nông thôn, hạ tầng khu dân cư tập trung; chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực bảo vệ môi trường nông thôn; chính sách phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng xây dựng nông thôn mới… Năm 2011, Quảng Ninh phấn đấu 100% số thôn có nhà văn hóa, trường mầm non, mẫu giáo, nhà văn hóa và khu thể thao đều đạt chuẩn; đến năm 2015, có 75% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 10/13 huyện, thị xã, thành phố đạt tiêu chí nông thôn mới.
* Tỉnh Hậu Giang đang tập trung triển khai các giải pháp mang tính đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội từ nay đến năm 2015. Trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hậu Giang chọn việc thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm hạt nhân cho sự phát triển nông nghiệp của tỉnh ở một số địa phương có thế mạnh như các huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy; phấn đấu xây dựng mỗi huyện, thị xã có từ hai xã trở lên đạt tiêu chí xã nông thôn mới. Trong phát triển công nghiệp, tỉnh tiếp tục cấp vốn đầu tư từ ngân sách và huy động các nguồn vốn khác đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp Sông Hậu, Phú Hữu A, Đông Phú, Tân Phú Thạnh, Nhơn Nghĩa A; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Vị Thanh, Ngã Bảy và một số cụm khác. Trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy nhiệt điện, chế biến thủy sản, giấy… Tăng cường liên kết, hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và một số tỉnh, thành phố khác để mở rộng thị trường tiêu thụ; xã hội hóa đầu tư phát triển thương mại – dịch vụ. Trong đó tập trung xây dựng trung tâm thương mại thị xã Vị Thanh thành Trung tâm thương mại tiểu vùng tây sông Hậu đi đôi với phát triển Trung tâm thương mại Ngã Sáu, Ngã Bảy, tạo thành trục liên kết phát triển thương mại-dịch vụ, làm cơ sở phát triển và nâng chất chợ nông thôn. Triển khai dự án mở rộng, nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng thị xã Vị Thanh trở thành đô thị loại II và thị xã Ngã Bảy thành đô thị loại III. Tiếp tục mở rộng, nâng cấp các thị trấn, các cụm dân cư tập trung để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Theo Nhandan
Ý kiến ()