Quảng Ngãi: Tập huấn truyền thông phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Ngày 10/12, tại Quảng Ngãi, Hội hỗ trợ gia đình Liệt sĩ Việt Nam, Trường Đại học Y tế Công cộng phối hợp với Ban quản lý dự án Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội nghị tập huấn báo cáo viên truyền thông phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.Trung tướng Lê Văn Hân, Chủ tịch Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam khai mạc Hội nghịĐến dự hội nghị có Trung tướng Lê Văn Hân, Chủ tịch Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam; PGS,TS, Bác sĩ cao cấp, thầy thuốc nhân dân Trần Trọng Hải, Phó giám đốc dự án PHCN tại cộng đồng cho nạn nhân chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam Trung ương, lãnh đạo các ban, ngành và đông đảo cộng tác viên, đại diện gia đình nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật (NKT) tỉnh Quảng Ngãi.Dự án PHCN tại cộng đồng với mục tiêu nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc hóa học da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến...
Ngày 10/12, tại Quảng Ngãi, Hội hỗ trợ gia đình Liệt sĩ Việt Nam, Trường Đại học Y tế Công cộng phối hợp với Ban quản lý dự án Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội nghị tập huấn báo cáo viên truyền thông phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam.
|
Trung tướng Lê Văn Hân, Chủ tịch Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam khai mạc Hội nghị |
Đến dự hội nghị có Trung tướng Lê Văn Hân, Chủ tịch Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam; PGS,TS, Bác sĩ cao cấp, thầy thuốc nhân dân Trần Trọng Hải, Phó giám đốc dự án PHCN tại cộng đồng cho nạn nhân chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam Trung ương, lãnh đạo các ban, ngành và đông đảo cộng tác viên, đại diện gia đình nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật (NKT) tỉnh Quảng Ngãi.
Dự án PHCN tại cộng đồng với mục tiêu nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân chất độc hóa học da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, giúp họ hòa nhập cộng đồng thông qua các biện pháp can thiệt kỹ thuật PHCN, cung cấp dụng cụ trợ giúp, chuyển giao kiến thức và PHCN cho nạn nhân.
Dự án được triển khai từ năm 2008 đến nay tại 3 huyện điểm thuộc các tỉnh Thái Bình, Quảng Ngãi, Đồng Nai. Qua đó, đã tiến hành tập huấn nâng cao năng lực cho 1.500 lượt cán bộ quản lý, giám sát và cộng tác viên; sàng lọc và điều tra phát hiện nhu cầu PHCN cho 14.886 nạn nhân và NKT; xây dựng được mạng lưới cộng tác viên gồm 595 người hướng dẫn tập luyện PHCN tại hộ gia đình cho hơn 1000 nạn nhân, NKT; hướng dẫn gia đình tự làm 996 dụng cụ hỗ trợ NKT; tạo điều kiện cho 549 trẻ khuyết tật được vui chơi, hỗ trợ 202 NKT đi học; tạo điều kiện học nghề và công ăn việc làm cho 275 người lớn khuyết tật và hòa nhập xã hội.
Đồng thời, dự án đã tiến hành phẫu thuật cho 25/675 trường hợp được chỉ định; phát dụng cụ trợ giúp được 200 xe lăn, 200 xe lắc, 200 ghế bại não và 200 máy trợ thính. Ngoài ra, còn biên tập gần 30.000 tập tài liệu tập huấn và truyền thông về PHCN dựa vào cộng đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đề xuất tăng cường công tác truyền thông; tiếp tục tổ chức và đào tạo cộng tác viên; đưa chương trình mục tiêu PHCN dựa vào cộng đồng thành chương trình mục tiêu y tế quốc gia để duy trì tính bền vững của dự án và mở rộng dự án ra các huyện còn lại của 3 tỉnh đang triển khai, sau đó là các tỉnh trong cả nước.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()