Quảng Ngãi cấm khai thác, tàng trữ đá san hô
Sau khi trên trang 2 Báo Nhân Dân ra ngày 2-4-2011 đăng bài "Ngăn chặn tình trạng khai thác đá san hô trái phép ở Quảng Ngãi". Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có chỉ thị yêu cầu nghiêm cấm mọi hành vi khai thác, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các rạn đá ngầm, san hô hoặc rạn san hô và hệ sinh cảnh khác dưới mọi hình thức (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép).Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện ven biển và đảo Lý Sơn đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ hệ sinh thái biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường biển. Đồng thời vận động nhân dân cam kết không khai thác, hủy hoại, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các rạn đá ngầm, san hô hoặc rạn san hô và hệ sinh cảnh khác; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong thời gian tới.Nam Định quản...
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện ven biển và đảo Lý Sơn đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ hệ sinh thái biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường biển. Đồng thời vận động nhân dân cam kết không khai thác, hủy hoại, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các rạn đá ngầm, san hô hoặc rạn san hô và hệ sinh cảnh khác; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong thời gian tới.
Nam Định quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa
UBND tỉnh Nam Định vừa có Chỉ thị số 04 về việc tăng cường quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, bảo vệ nghiêm ngặt quy hoạch đất trồng lúa nước trên địa bàn tỉnh. Trong đó, yêu cầu các huyện và thành phố Nam Định; các sở, ngành tiến hành ngay việc thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm việc chuyển loại đất trong nhóm đất nông nghiệp và chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, nhất là tình trạng tùy tiện chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây cảnh. Đối với những trường hợp đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, sẽ phân loại để lập phương án xử lý dứt điểm. UBND tỉnh cũng đề nghị các xã, thị trấn khẩn trương hoàn thành lập quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015). Theo đó, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải gắn liền với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trong quy hoạch sử dụng đất phải thể hiện rõ các vùng, các khu vực đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt.
PV
Bảo vệ và phát triển rừng tại Thừa Thiên – Huế
UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó, chỉ tiêu chung về quản lý bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2015 gồm 305.588 ha rừng hiện có được bảo vệ; 29.987 ha rừng được khoanh nuôi tái sinh; 22.500 ha rừng được trồng mới và trồng lại; cải tạo 1.500 ha rừng và giao 163.372 rừng tự nhiên cho nhân dân bảo vệ, quản lý. Đối với kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, có 71.378 ha rừng hiện có được bảo vệ; 10.750 ha rừng được khoanh nuôi tái sinh; 406 ha rừng được trồng mới và trồng lại. Về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, có 93.318 ha rừng hiện có được bảo vệ; 18.001 ha rừng được khoanh nuôi tái sinh; 4.271 ha rừng được trồng mới và trồng lại. Về phát triển rừng sản xuất, có 140.891 ha rừng hiện có được bảo vệ; 1.237 ha rừng được khoanh nuôi tái sinh; 17.823 ha rừng được trồng mới và trồng lại.
Theo Nhandan
Ý kiến ()