Quảng Nam tập trung tạo bước đột phá trong công tác cán bộ và phát triển nguồn nhân lực
Khi tái lập tỉnh năm 1997, Quảng Nam là một tỉnh nghèo, đối diện với nhiều khó khăn, thử thách. Điều làm cho các đồng chí lãnh đạo lúc bấy giờ luôn trăn trở là thiếu một đội ngũ cán bộ để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới... Thấy được tầm quan trọng của công tác cán bộ, nên ngay những năm đầu mới tái lập, Tỉnh ủy đã đề ra nhiều chính sách về đào tạo cán bộ, thu hút nguồn nhân lực và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhân kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi ý kiến với đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam chung quanh vấn đề này.Phóng viên:Khi tái lập tỉnh, đội ngũ cán bộ ở Quảng Nam còn nhiều bất cập. Đến nay, dù chưa thật hài lòng với kết quả đạt được trong công tác cán bộ, tuy nhiên, để có được một đội ngũ cán bộ như hiện nay quả là một nỗ lực rất lớn của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Vậy...
|
Khi tái lập tỉnh năm 1997, Quảng Nam là một tỉnh nghèo, đối diện với nhiều khó khăn, thử thách. Điều làm cho các đồng chí lãnh đạo lúc bấy giờ luôn trăn trở là thiếu một đội ngũ cán bộ để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới… Thấy được tầm quan trọng của công tác cán bộ, nên ngay những năm đầu mới tái lập, Tỉnh ủy đã đề ra nhiều chính sách về đào tạo cán bộ, thu hút nguồn nhân lực và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhân kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi ý kiến với đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam chung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Khi tái lập tỉnh, đội ngũ cán bộ ở Quảng Nam còn nhiều bất cập. Đến nay, dù chưa thật hài lòng với kết quả đạt được trong công tác cán bộ, tuy nhiên, để có được một đội ngũ cán bộ như hiện nay quả là một nỗ lực rất lớn của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Vậy xin đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho biết, những năm qua, Tỉnh ủy đã có những chính sách, giải pháp gì trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ?
Đồng chí Nguyễn Đức Hải:Khi tái lập tỉnh, Quảng Nam là một tỉnh nghèo, thiếu thốn trăm bề. Hộ đói, nghèo chiếm tỷ lệ cao; hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu còn tạm bợ, nhất là đội ngũ cán bộ thiếu hụt. Dẫu biết, thiếu hệ thống kết cấu hạ tầng thì khó mà thu hút đầu tư, khó phát triển kinh tế – xã hội được. Tuy nhiên, thiếu hệ thống hạ tầng có thể làm từng bước, nhưng không thể để tình trạng thiếu cán bộ kéo dài được. Vì thế, nên ngay những năm đầu tái lập, Tỉnh ủy luôn coi trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Vào cuối năm 2006, do nhu cầu cấp thiết về công tác cán bộ, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 02-NQ/TU về “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2015”. Sau đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản quy định về phân cấp quản lý cán bộ, quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử; HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức (CB, CC) và UBND tỉnh cũng đã văn bản có quy định về chế độ, chính sách đối với CB, CC. Sau khi có Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy, công tác cán bộ ở các cấp có nhiều chuyển biến đáng kể và đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Phóng viên: Xin đồng chí vui lòng nói rõ hơn về những kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ?
Đồng chí Nguyễn Đức Hải:Trong năm năm gần đây, toàn tỉnh đã cử gần 10 nghìn cán bộ đi học chuyên môn và lý luận chính trị, hàng chục nghìn lượt CB, CC đi dự bồi dưỡng các lớp về kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ tin học, ngoại ngữ… Ngoài việc tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo các cấp, những năm qua, Quảng Nam luôn chú trọng đến công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm và bố trí CB, CC; đồng thời thực hiện luân chuyển hơn 250 lượt cán bộ lãnh đạo và quản lý. Đến nay, nhiều địa phương, đơn vị đã từng bước trẻ hóa và chuẩn hóa được đội ngũ CB, CC. Qua số liệu khảo sát, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 60% số CB, CC ở cấp xã đạt ba chuẩn (tăng 23,8% so với năm 2006). Hiện nay, trong số ba nghìn đồng chí ở cấp ủy xã, phường, thị trấn: số cán bộ nữ chiếm tỷ lệ hơn 15%, cán bộ trẻ dưới 30 tuổi chiếm 22%; trình độ học vấn THPT đạt 90%; trình độ chuyên môn: cao đẳng và đại học chiếm khoảng 30%; trình độ lý luận chính trị trung cấp, cao cấp hơn 80%… Đối với cấp ủy ở huyện, thành phố, toàn tỉnh hiện có khoảng 750 đồng chí; trong đó, cán bộ nữ chiếm 10%, cán bộ trẻ từ 35 tuổi trở xuống chiếm hơn 15%; số cán bộ có trình độ chuyên môn đại học, lý luận chính trị cao cấp chiếm khoảng 80%.
Đối với cấp ủy tỉnh, 100% số cán bộ tốt nghiệp chuyên môn đại học và có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị; trong đó có gần 30% có trình độ chuyên môn sau đại học. Đội ngũ giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành đoàn thể của tỉnh và tương đương có trình độ chuyên môn đại học và sau đại học chiếm hơn 97% và 95% có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị… Đặc biệt, đội ngũ cán bộ cấp trưởng, phó phòng thuộc các sở, ban, ngành của tỉnh ngày càng được trẻ hóa và chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị. Phần lớn, cán bộ cấp trưởng, phó phòng của các sở, ban ngành của tỉnh đều tốt nghiệp đại học chuyên môn và có khoảng 60% số cán bộ cấp trưởng, phó phòng có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị… Đây sẽ là nguồn bổ sung quan trọng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh trong những năm tới.
Phóng viên: Bên cạnh những kết quả đạt được, chắc hẳn sẽ còn nhiều, hạn chế. Vậy khó khăn nhất trong công tác cán bộ hiện nay là gì và Tỉnh ủy đã có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này – thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Đức Hải:Gần đây, đội ngũ CB, CC VC ở Quảng Nam đã có bước trưởng thành về nhiều mặt, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, đội ngũ CB, CC VC chưa đáp ứng yêu cầu với nhiệm vụ đặt ra; chưa ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quảng Nam đang thiếu đội ngũ chuyên gia, cán bộ trình độ cao ở các ngành, lĩnh vực. Vấn đề nhận xét, đánh giá cán bộ vẫn còn là khâu yếu; công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ để đào tạo thực tiễn có mặt còn hạn chế; một số trường hợp đào tạo chưa gắn với quy hoạch cán bộ. Công tác đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ ở một số nơi còn bị động, chưa gắn với quy hoạch. Các quy định về chế độ chính sách hỗ trợ đối với cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng các lớp chuyên môn, nghiệp vụ, mặc dù tỉnh đã nhiều lần bổ sung, điều chỉnh nhưng vẫn còn thấp, chưa thật sự kích thích số cán bộ được cử đi đào tạo…
Tới đây, Quảng Nam sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về các khâu trong công tác cán bộ; tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC từ tỉnh đến cơ sở cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, thực thi công vụ nhằm tạo ra bước đột phá trong công tác cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực. Vào cuối tháng 6-2011, Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết 04-NQ/TU về “Công tác cán bộ giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”. Theo đó, Tỉnh ủy chỉ đạo cho các cấp ủy đảng cần chủ động tạo nguồn cán bộ, tăng cường công tác quản lý, giáo dục CB, CC; chú trọng xây dựng và từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho nhiệm kỳ tới; đồng thời xây dựng môi trường làm việc thuận lợi để thu hút các chuyên gia, cán bộ có trình độ cao trên các lĩnh vực.
Để đạt mục tiêu đề ra, Tỉnh ủy đã đề ra sáu nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ. Trước hết, tập trung tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động đối với các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên về công tác cán bộ; thực hiện tốt công tác quy hoạch; nâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác nhận xét, đánh giá cán bộ. Đồng thời tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thực hiện đúng các quy định về tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; chú trọng hơn nữa đến công tác cử tuyển, đào tạo CB, CC cho miền núi và bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý cán bộ.
Từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20, Tỉnh ủy đã yêu cầu các cấp ủy cần tập trung chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; coi là giải pháp quan trọng bậc nhất trong công tác nâng cao chất lượng cán bộ. Đến nay, UBND tỉnh đã xây dựng bốn đề án liên quan về công tác cán bộ như: Đào tạo, bồi dưỡng CB, CC giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Đào tạo CB, CC có trình độ sau đại học giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế cho CB, CC giai đoạn 2011-2015; Tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã giai đoạn 2011-2016… với tổng kinh phí thực hiện các đề án dự kiến hơn 360 tỷ đồng.
Đặc biệt, với nhận thức về tầm quan trọng của cấp cơ sở, gần đây, HĐND tỉnh đã thông qua một số chính sách về phụ cấp cho cán bộ xã không chuyên trách và cán bộ thôn. Theo đó, ngoài chế độ chung theo quy định của Nhà nước, mỗi năm tỉnh dành khoảng 60 tỷ đồng để hỗ trợ thêm cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Đồng thời, theo đề án đã phê duyệt, vào cuối năm 2011, tỉnh khai giảng lớp đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn đầu tiên, với hơn 110 học viên theo học… nhằm nhanh chóng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã. Bên cạnh việc tuyển chọn CB, CC đi đào tạo theo các đề án đã được phê duyệt, sắp tới, Quảng Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách, cơ chế ưu đãi, đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về công tác lâu dài ở địa phương.
Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí!
Mục tiêu của Tỉnh ủy đặt ra là đến năm 2015: 100% cán bộ cấp xã thuộc các huyện đồng bằng có học vấn tốt nghiệp THPT, trung cấp lý luận chính trị và trung cấp chuyên môn trở lên (trong đó 70% trở lên có trình độ chuyên môn đại học). 100% cán bộ cấp xã thuộc các huyện miền núi có học vấn tốt nghiệp THPT, trung cấp lý luận chính trị trở lên, hơn 70% có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên (trong đó có 30% trở lên có trình độ chuyên môn đại học). 100% CB, CC là trưởng phòng trở lên ở cấp huyện có trình độ đại học chuyên môn, cao cấp lý luận chính trị và ít nhất 5% có trình độ sau đại học. Và phấn đấu đến năm 2015, 100% CB, CC là giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương trở lên ở cấp tỉnh có trình độ đại học chuyên môn, cao cấp lý luận chính trị và ít nhất 25% có trình độ sau đại học…
Theo Nhandan
Ý kiến ()