Tính đến đầu tháng 8 vừa qua tổng số ngân hàng Mỹ sụp đổ trong năm 2010 lên đến 108 ngân hàng. Như vậy hậu quả của vụ khủng hoảng tài chính lớn nhất trong 100 năm qua vẫn tiếp tục tác động đến thị trường tài chính Mỹ. Trong bối cảnh đó, 39 ngân hàng thương mại đang hoạt động trên thị trường Việt Nam vẫn đang “mạnh khỏe” với lợi nhuận cao. Phải chăng hệ thống tài chính Việt Nam đã miễn dịch thành công với con virus “khủng hoảng ngân hàng” mà Mỹ và các quốc gia châu Âu đang è cổ gánh chịu?Các giải pháp để hạn chế rủi ro ngân hàngNói như vậy không có nghĩa là kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại không được quan tâm. Có thể nói thời gian qua NHNN đã có rất nhiều quy định để có thể giảm bớt những rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Vào năm 2005 lần đầu tiên có những văn bản quy định rõ về tiêu chuẩn an toàn vốn của NHTM. Quyết Định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19-4-2005 của Thống Đốc NHNN ban hành quy...
Tính đến đầu tháng 8 vừa qua tổng số ngân hàng Mỹ sụp đổ trong năm 2010 lên đến 108 ngân hàng. Như vậy hậu quả của vụ khủng hoảng tài chính lớn nhất trong 100 năm qua vẫn tiếp tục tác động đến thị trường tài chính Mỹ. Trong bối cảnh đó, 39 ngân hàng thương mại đang hoạt động trên thị trường Việt Nam vẫn đang “mạnh khỏe” với lợi nhuận cao. Phải chăng hệ thống tài chính Việt Nam đã miễn dịch thành công với con virus “khủng hoảng ngân hàng” mà Mỹ và các quốc gia châu Âu đang è cổ gánh chịu?
Các giải pháp để hạn chế rủi ro ngân hàng
Nói như vậy không có nghĩa là kiểm soát hoạt động của các ngân hàng thương mại không được quan tâm. Có thể nói thời gian qua NHNN đã có rất nhiều quy định để có thể giảm bớt những rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Vào năm 2005 lần đầu tiên có những văn bản quy định rõ về tiêu chuẩn an toàn vốn của NHTM. Quyết Định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19-4-2005 của Thống Đốc NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng đã quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 8%. Ngoài ra quyết định này cũng quy định khá rõ về vốn cấp 1 (vốn tự có), vốn cấp 2 (vốn bổ sung) và các mức độ rủi ro khác nhau của tài sản “có” rủi ro. Cũng ở quyết định này, NHNN quy định rõ tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan và Tỷ lệ tối đa của nguốn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là 40%.
Tuy nhiên sự phát triển nhanh của ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam sau khi gia nhập WTO, đặc biệt vào năm 2006-2007 đòi hỏi những quy định về quảnlý rủi ro trong ngành ngân hàng cần được nâng cao. Năm 2009 NHNN đã ban hành thông tư số 15/2009/TT-NHNN để nâng tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là 30% (từ mức 40% trước đó), quỹ tín dụng nhân dân TƯ 20% (từ mức 30% trước đó). NHNN cũng xây dựng các yêu cầu cao về mức vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại, dự kiến nâng lên 5000 tỷ cho năm 2012 và 10.000 tỷ đồng vào năm 2015 cũng là một một cách tạo ra sự lành mạnh trong hoạt động của các NHTM.
Và tháng 5 vừa qua, NHNN lại có Thông tư 13/2010/TT-NHNN cải tổ toàn diện các quy định về kiểm soát an toàn vốn của các NHTM. Cụ thể NHNN đã nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% (tăng 1%), quy định chặt chẽ về vốn cấp 1, vốn cấp 2, nâng tỷ lệ rủi ro một số khoản vay, và hạn chế mức cho vay 80%… Tuy có nhiếu ý kiến về các quy định và thời điểm áp dụng nhưng điều này cho thấy NHNN đang cố gắng có những kiểm soát chặt chẽ hơn đối với những rủi ro có thể có của hoạt động ngân hàng.
Với việc các công ty – tập đoàn là cổ đông lớn của các NHTM thì theo ông Nguyễn Hồng Hải – nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương thì việc giám sát các khoản vay và đầu tư của NHTM cũng nên tăng cao. Cụ thể các cơ quan quản lý cần quy định theo hướng chặt chẽ hơn nhắm hạn chế rủi ro trong việc cho vay và đầu tư của ngân hàng cho khối khách hàng đặc biệt này. Ví dụ các quy định cho vay các công ty mà cổ đông lớn, người thân quen của cổ đông lớn đang quản lý điều hành hoặc công ty mà họ nắm cổ phần chi phối, qui định về cho vay có tài sản đảm bảo, định giá tài sản đảm bảo và các tiêu chuẩn về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp…
Ngoài ra từ góc độ khách hàng, NHNN cần cung cấp thêm thông tin cho người gửi tiền về mức độ hoạt động của các ngân hàng. Việc làm này sẽ buộc các ngân hàng có ý thức hơn trong hoạt động của mình, và phải hướng hoạt động ngân hàng bền vững, chất lượng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()