Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động quan trọng của mỗi cơ quan công quyền. Tuy nhiên, bên cạnh những đơn vị làm tốt nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiều địa phương, cơ quan, ban, ngành, đơn vị chưa thật sự coi trọng công tác này.Bạn đọc Nguyễn Thanh Sơn (TP Hồ Chí Minh): Nhà nước có nhiều quy định chung quanh công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều quy định đến nay trở nên lỗi thời, không còn phù hợp thực tiễn. Những bất cập này đang được cơ quan có thẩm quyền bổ sung, chỉnh sửa. Trước đây, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định chung trong một văn bản luật, nay xét thấy đây là hai lĩnh vực có tính chất, cách thức, quy trình xử lý khác nhau, do vậy, Quốc hội cho ý kiến xây dựng thành hai luật riêng rẽ. Về công tác tiếp dân, tại nhiều cấp, ngành, địa phương, lãnh đạo đơn vị chưa thật sự coi trọng nhiệm vụ tiếp dân, chưa lắng nghe mọi tâm...
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động quan trọng của mỗi cơ quan công quyền. Tuy nhiên, bên cạnh những đơn vị làm tốt nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiều địa phương, cơ quan, ban, ngành, đơn vị chưa thật sự coi trọng công tác này.
Bạn đọc Nguyễn Thanh Sơn (TP Hồ Chí Minh):Nhà nước có nhiều quy định chung quanh công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều quy định đến nay trở nên lỗi thời, không còn phù hợp thực tiễn. Những bất cập này đang được cơ quan có thẩm quyền bổ sung, chỉnh sửa. Trước đây, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định chung trong một văn bản luật, nay xét thấy đây là hai lĩnh vực có tính chất, cách thức, quy trình xử lý khác nhau, do vậy, Quốc hội cho ý kiến xây dựng thành hai luật riêng rẽ. Về công tác tiếp dân, tại nhiều cấp, ngành, địa phương, lãnh đạo đơn vị chưa thật sự coi trọng nhiệm vụ tiếp dân, chưa lắng nghe mọi tâm tư, nguyện vọng của người dân. Không ít trường hợp, do cán bộ, đảng viên thiếu đi sâu, đi sát cơ sở, lơ là nhiệm vụ bám địa bàn, cho nên, việc giải quyết thắc mắc, khiếu kiện của dân kém hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy, ở địa phương nào làm tốt công tác tiếp dân, kịp thời xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân, thì ở nơi đó, tình hình an ninh, trật tự ổn định, kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng lên. Nhiều cơ quan, đơn vị mở hòm thư góp ý, thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân.
Bạn đọc Đỗ Văn Nhân (Kon Tum):Tình trạng người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo không đúng địa chỉ, vượt cấp diễn ra phổ biến. Nguyên nhân là do nhiều người chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật. Mặt khác, cũng do họ thiếu sự tin tưởng vào kết quả giải quyết của chính quyền cơ sở, cho nên, tìm cách gửi đơn vượt cấp lên trung ương. Việc gửi đơn không đúng địa chỉ khiến cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thêm phức tạp. Theo tôi, các cơ quan chuyên trách trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở cần hướng dẫn người dân gửi đơn đúng địa chỉ ngay từ lần đầu thụ lý đơn thư. Việc hướng dẫn nên cụ thể, chi tiết và lập thành văn bản đầy đủ. Những cán bộ làm công tác tiếp dân ở cấp cơ sở phải có kiến thức pháp luật nhất định, đồng thời phải giữ thái độ, tác phong đúng mực, tận tình với người dân.
Bạn đọc Lê Văn Căng (Vĩnh Long):Gia đình tôi xảy ra tranh chấp đất với người hàng xóm, ở ấp Trung Điền, xã Trung Hiếu (Vũng Liêm, Vĩnh Long). Sự việc được đưa ra chính quyền hòa giải, nhưng không thành công. Tôi đem hồ sơ đến nhờ luật sư tư vấn. Luật sư hướng dẫn tôi làm đơn khởi kiện ra tòa án. Tôi đã hai lần mang đơn đến nộp tại Tòa án Nhân dân huyện Vũng Liêm. Tuy nhiên, do nội dung đơn không đúng quy định, cho nên tôi phải cầm đơn ra về. Chứng kiến việc tôi tuổi cao, mắt kém, đi lại vất vả, anh Nguyễn Quốc Cường, Thư ký Tòa án Nhân dân huyện Vũng Liêm tự nguyện giúp tôi sửa lại nội dung đơn theo đúng quy định. Tôi được biết, anh Cường bận bịu nhiều công việc, nhưng vẫn tận tình giúp dân, điều đó khiến tôi rất xúc động.
Theo Nhandan
Ý kiến ()