LSO-Xã Quan Sơn nằm ở phía đông nam của huyện Chi Lăng, toàn xã có 3800 nhân khẩu gồm 4 dân tộc là Tày, Nùng, Kinh, Hoa cùng chung sống ở 12 thôn bản. Năm 2005 xã đã hoàn thành chương trình 135 giai đoạn 1 nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn thấp kém, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn. Trước tình hình này, Đại hội Đảng bộ lần thứ XX nhiệm kỳ 2005-2010 xã Quan Sơn đã chỉ ra những khó khăn thách thức trong lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội của xã giai đoạn 2005-2010, đồng thời ra nghị quyết xác định nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng, giải pháp chỉ đạo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo nhằm xây dựng Quan Sơn từng bước vững mạnh toàn diện .Kiên cố hóa kênh mương ở xã Hòa Bình (Chi Lăng).Với tinh thần sáng tạo, tự lực, tự cường, tự đổi mới mình, nỗ lực vươn lên, đến nay, cơ bản tình hình kinh tế-xã hội của Quan Sơn đã có những bước chuyển mình khá rõ nét. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt bình quân 5%, chuyển dịch...
LSO-Xã Quan Sơn nằm ở phía đông nam của huyện Chi Lăng, toàn xã có 3800 nhân khẩu gồm 4 dân tộc là Tày, Nùng, Kinh, Hoa cùng chung sống ở 12 thôn bản. Năm 2005 xã đã hoàn thành chương trình 135 giai đoạn 1 nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn thấp kém, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn.
Trước tình hình này, Đại hội Đảng bộ lần thứ XX nhiệm kỳ 2005-2010 xã Quan Sơn đã chỉ ra những khó khăn thách thức trong lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội của xã giai đoạn 2005-2010, đồng thời ra nghị quyết xác định nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng, giải pháp chỉ đạo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo nhằm xây dựng Quan Sơn từng bước vững mạnh toàn diện .
tled-1.jpg” alt=””> |
Kiên cố hóa kênh mương ở xã Hòa Bình (Chi Lăng). |
Với tinh thần sáng tạo, tự lực, tự cường, tự đổi mới mình, nỗ lực vươn lên, đến nay, cơ bản tình hình kinh tế-xã hội của Quan Sơn đã có những bước chuyển mình khá rõ nét. Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt bình quân 5%, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, kết cấu hạ tầng có bước phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng. Lĩnh vực nông-lâm nghiệp chuyển dịch đúng hướng và xây dựng được cơ cấu cây trồng hợp lý. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt bình quân 1200 tấn/năm. So với nghị quyết đại hội đề ra tuy chưa đạt nhưng giá trị thu nhập đầu người đối với lĩnh vực nông nghiệp lại tăng bởi ở vụ xuân bà con tập trung tăng diện tích cây dưa hấu và thu nhập từ sản phẩm này cao hơn gấp 2 đến 3 lần cây lúa, cây ngô. Đối với công tác đầu tư xây dựng cũng có bước phát triển đáng kể, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã từng bước được củng cố. Giai đoạn 2005-2010, nhân dân trong xã đã góp công, góp bê tông hóa kênh mương được 2700 m và 27 đập dâng, gia tăng diện tích tưới được thêm 30 ha. Phong trào bê tông hóa đường giao thông nông thôn cũng phát triển mạnh mẽ. Đến nay, toàn xã đã bê tông được gần 5 km đường giao thông nông thôn tại các thôn bản, huy động được hàng nghìn ngày công lao động của nhân dân đóng góp. Đặc biệt, ở lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, việc triển khai đồng bộ các chương trình hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh cùng với sự nỗ lực của người dân, nhiệm vụ xóa đối giảm nghèo đã thu được kết quả khích lệ. Nếu năm 2005 số hộ đói nghèo là 203 hộ, bằng 27,6% thì đến hết năm 2009, số hộ nghèo đã giảm còn 91 hộ, bằng 11,4%, giảm hộ nghèo được 16,2% cho cả giai đoạn. Có được kết quả này là bởi hầu hết bà con đã biết phát triển kinh tế hộ gia đình, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao và thay đổi cách làm ăn. Đa số các hộ gia đình đã biết sử dụng hiệu quả đồng vốn do Nhà nước hỗ trợ. Về lĩnh vực văn hóa, xã hội, trong giai đoạn 2005-2010, toàn xã đã xây dựng được 81 nhà cho người nghèo, gia đình chính sách, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm 8% so với năm 2005; số hộ gia đình văn hóa tăng 12,1% so với năm 2005…Có thể khẳng định, qua một nhiệm kỳ đại hội với 5 năm nỗ lực, thực tiễn triển khai tuy còn gặp khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, Đảng bộ xã Quan Sơn đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế -xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX đề ra. Các chỉ tiêu nghị quyết đề ra cơ bản thực hiện hoàn thành, tình hình kinh tế-xã hội phát triển đúng hướng, bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới. Lĩnh vực văn hóa- xã hội, xóa đói giảm nghèo có chuyển biến tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Nhận định về thành quả sau một nhiệm kỳ đại hội, đồng chí Hoàng Văn Cắm, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, đó là kết quả của sự đổi mới phù hợp với khả năng tình hình và điều kiện thực tế trong quá trình vận động, phát triển của xã trong các hoàn cảnh cụ thể. Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội từng năm phải dựa vào năng lực thực thi và khả năng đầu tư để hoàn thành kế hoạch đặt ra. Đặc biệt, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải gắn với thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Có như vậy mới huy động được sức mạnh của toàn dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mạnh về kinh tế, vững về an ninh quốc phòng trong giai đoạn cách mạng mới.
Công Quân
Ý kiến ()