Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến cuối tháng 4 vừa qua, số lượng người ở Việt Nam sử dụng in-tơ-nét ước đạt 32,2 triệu. Việt Nam được xếp là một trong những quốc gia phát triển in-tơ-nét nhanh trên thế giới.Cùng với đó, báo chí điện tử và truyền thông xã hội cũng có sự phát triển rất nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, in-tơ-nét cũng tồn tại nhiều thông tin sai trái, độc hại với tính chất khác nhau, bao gồm: thông tin không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, kích động bạo lực; thông tin mang tính lừa đảo, phát tán vi-rút... Thậm chí, có những thông tin xuyên tạc, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm an ninh quốc gia. Chính vì vậy, cần có những biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả việc sử dụng dịch vụ và thông tin điện tử trên in-tơ-nét. Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cần có những quy định để điều chỉnh các hoạt động xã hội, trong đó có việc sử dụng in-tơ-nét,...
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến cuối tháng 4 vừa qua, số lượng người ở Việt Nam sử dụng in-tơ-nét ước đạt 32,2 triệu. Việt Nam được xếp là một trong những quốc gia phát triển in-tơ-nét nhanh trên thế giới.
Cùng với đó, báo chí điện tử và truyền thông xã hội cũng có sự phát triển rất nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, in-tơ-nét cũng tồn tại nhiều thông tin sai trái, độc hại với tính chất khác nhau, bao gồm: thông tin không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, kích động bạo lực; thông tin mang tính lừa đảo, phát tán vi-rút… Thậm chí, có những thông tin xuyên tạc, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm an ninh quốc gia.
Chính vì vậy, cần có những biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả việc sử dụng dịch vụ và thông tin điện tử trên in-tơ-nét. Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cần có những quy định để điều chỉnh các hoạt động xã hội, trong đó có việc sử dụng in-tơ-nét, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của in-tơ-nét tới cộng đồng. Hiện nay, môi trường pháp lý chưa bình đẳng về quản lý nội dung thông tin trên in-tơ-nét giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, cho nên, cần có cơ chế đặc thù khuyến khích phát triển một số dịch vụ in-tơ-nét của các doanh nghiệp; tập trung phát triển các dịch vụ quan trọng như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm…
Tiếp tục nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về tổ chức, nguồn nhân lực cũng như về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại bảo đảm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các sai phạm theo pháp luật. Có cơ chế yêu cầu các công ty khai thác dịch vụ in-tơ-nét nước ngoài phải mở trụ sở ở Việt Nam và người sử dụng các dịch vụ in-tơ-nét và các mạng xã hội phải khai báo tên thật. Tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho việc xây dựng Dự thảo thay thế Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ in-tơ-nét và thông tin điện tử trên in-tơ-nét, nhiều đại biểu đề nghị cần bổ sung những nội dung liên quan vấn đề trò chơi trực tuyến có tác động tâm lý người chơi, nhất là đối với trẻ em.
Với xu thế phát triển của in-tơ-nét như hiện nay, các chuyên gia nhận định mạng xã hội sẽ sớm trở thành một dạng mạng viễn thông, mạng chia sẻ sẽ phát triển như một đài truyền hình, có mức độ phủ sóng và tương tác lớn. Vì thế, cần sớm có cơ chế kiểm soát chặt chẽ để không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, nhất là an ninh quốc gia. Đồng thời, các cơ quan quản lý cần yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ in-tơ-nét, phải nghiêm túc thực hiện các quy định về việc ngăn chặn các thông tin độc hại trên in-tơ-nét.
Theo Nhandan
Ý kiến ()