LSO-Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, cho đến nay đã phát hiện có hiện tượng sử dụng chất tạo nạc nhóm Beta - agonist trong chăn nuôi không chỉ ở tỉnh Đồng Nai mà còn ở một số địa phương khác như ở tỉnh Bắc Ninh (đã phát hiện 1 mẫu gan lợn), tỉnh Hòa Bình (đã phát hiện 1 mẫu thức ăn bổ sung tại đại lý), tỉnh Hải Dương (đã phát hiện 1 mẫu thức ăn chăn nuôi ở cơ sở chế biến)... Điều này đã gây hoang mang cho cộng đồng, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng và ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chăn nuôi. Trang trại chăn nuôi theo quy mô lớn tại khối 8, phường Đông Kinh TPLSTại Lạng Sơn, chăn nuôi vẫn đa phần là manh mún, nhỏ lẻ, nên nguy cơ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không cao và trên thực tế các cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp nào sử dụng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã có khá nhiều gia đình đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi...
LSO-Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, cho đến nay đã phát hiện có hiện tượng sử dụng chất tạo nạc nhóm Beta – agonist trong chăn nuôi không chỉ ở tỉnh Đồng Nai mà còn ở một số địa phương khác như ở tỉnh Bắc Ninh (đã phát hiện 1 mẫu gan lợn), tỉnh Hòa Bình (đã phát hiện 1 mẫu thức ăn bổ sung tại đại lý), tỉnh Hải Dương (đã phát hiện 1 mẫu thức ăn chăn nuôi ở cơ sở chế biến)… Điều này đã gây hoang mang cho cộng đồng, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng và ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chăn nuôi.
Trang trại chăn nuôi theo quy mô lớn tại khối 8, phường Đông Kinh TPLS
Tại Lạng Sơn, chăn nuôi vẫn đa phần là manh mún, nhỏ lẻ, nên nguy cơ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không cao và trên thực tế các cơ quan chức năng chưa phát hiện trường hợp nào sử dụng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã có khá nhiều gia đình đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn và nếu không chủ động tuyên truyền, giám sát, nâng cao ý thức của người chăn nuôi thì cùng với sự phát triển sản xuất, rất có thể việc sử dụng chất cấm sẽ xảy ra. Sau một thời gian tương đối dài tìm hiểu các mô hình và thị trường, chị Lý Thị Liên đã quyết định đầu tư lớn, xây dựng trang trại chăn nuôi lợn tại khối 8, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn. Mô hình này được xây dựng hoàn toàn theo quy mô công nghiệp, từ hệ thống máng uống nước tự động, đến xử lý chất thải…với quy mô 300 con/lứa. Đây là một trong những trang trại chăn nuôi có quy mô lớn nhất không chỉ đối với thành phố Lạng Sơn mà trong cả tỉnh. Chị Liên cho biết: với số đầu lợn như vậy, mỗi tháng trang trại tiêu thụ một lượng thức ăn khổng lồ, lên đến hơn chục tấn. Để đảm bảo nguồn thức ăn, chị Liên liên hệ trực tiếp với cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp có uy tín, đồng thời qua tư vấn của cơ quan chuyên môn thực hiện đầy đủ các khâu phòng bệnh, xử lý chuồng trại, ngừng chế độ cho ăn công nghiệp…trước khi xuất chuồng trong một thời gian. Mỗi năm trang trại xuất chuồng hơn 60 tấn lợn hơi đáp ứng được phần lớn nhu cầu thực phẩm của người dân trên địa bàn. Tuy mới xây dựng từ cuối năm 2011, nhưng sản phẩm thịt của trang trại đã rất có uy tín, được các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố đặt mua, mức giá thậm chí còn cao hơn giá thông thường tới 2 giá, bởi theo đánh giá của các cơ sở này, chất lượng thịt nuôi theo đúng quy trình công nghiệp tốt hơn. Cũng đầu tư khá lớn chăn nuôi, nhưng trang trại nuôi lợn của chị Hà Thị Hiển, thôn Đồng Én, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn lại theo phương thức chăn nuôi bán chăn thả, với sức nuôi khoảng 30 lợn nái và 300 lợn con. Chị Hiển cho biết: Lúc đầu gia đình nuôi lợn nái móng cái, cho phối với lợn lai kinh tế và dùng thức ăn là cám công nghiệp, nhưng sau đó nhận thấy giá lợn lai kinh tế lên xuống thất thường, vì vậy gia đình chuyển sang hướng dùng nái Móng Cái lai với lợn rừng và thức ăn được chế biến ngay tại trang trại với nguyên liệu là các nguồn nông sản thu mua ngay tại địa phương. Trang trại chăn nuôi theo hình thức khép kín từ giống cho đến nguồn thức ăn. Mặc dù 2 trang trại nói trên có đôi chút khác nhau về phương thức chăn nuôi, nhưng đều gặp nhau ở yếu tố an toàn dịch bệnh và chất lượng thịt được đánh giá rất cao.
Theo Phòng Kinh tế thành phố, không chỉ đối với những mô hình lớn mà ngay cả với chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình thì Phòng cũng thường xuyên cử cán bộ có chuyên môn tới tuyên truyền, hướng dẫn từ khâu chọn thức ăn cho tới phòng dịch bệnh, đảm bảo ngăn ngừa việc sử dụng chất cấm làm thức ăn trong chăn nuôi. Không chỉ riêng trên địa bàn thành phố mà công tác kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được tỉnh đặc biệt quan tâm. Vừa qua, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo các ngành hữu quan về việc kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Ông Nông Ngọc Tăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định: hiện trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện hiện tượng sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, sở cũng đang khẩn trương hoàn thiện kế hoạch, trong đó công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của các hộ chăn nuôi được đặc biệt coi trọng, kết hợp với kiểm tra, giám sát, đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()