LSO-Trong suốt quá trình hình thành và phát triển với lịch sử 45 năm, công tác Quản lý Nhà nước về giá với những đổi mới liên tục đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung, tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Trong đó, nổi bật nhất là chuyển cơ chế giá hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Có thể khẳng định, công tác quản lý nhà nước về giá có vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ quan tham mưu giúp Đảng, Nhà nước tổ chức quản lý giá, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Quá trình quản lý và điều hành Nhà nước luôn sử dụng công cụ giá, chính sách giá để phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Mốc lịch sử quan trọng trong công tác quản lý giá trong thời kỳ đổi mới được đánh dấu bằng Quyết định số 137/HĐBT ngày 27/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quản lý giá. Theo đó là Thông tư hướng dẫn...
LSO-Trong suốt quá trình hình thành và phát triển với lịch sử 45 năm, công tác Quản lý Nhà nước về giá với những đổi mới liên tục đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung, tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Trong đó, nổi bật nhất là chuyển cơ chế giá hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Có thể khẳng định, công tác quản lý nhà nước về giá có vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ quan tham mưu giúp Đảng, Nhà nước tổ chức quản lý giá, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Quá trình quản lý và điều hành Nhà nước luôn sử dụng công cụ giá, chính sách giá để phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Mốc lịch sử quan trọng trong công tác quản lý giá trong thời kỳ đổi mới được đánh dấu bằng Quyết định số 137/HĐBT ngày 27/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quản lý giá. Theo đó là Thông tư hướng dẫn số 03/VGNN-KHCS ngày 1/7/1992 của Ủy ban Vật giá Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định 137/HĐBT. Quyết định này đã thúc đẩy công tác quản lý giá nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Để cụ thể hóa cho chức năng nhiệm vụ của địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 431- QĐ/UB ngày 19/6/1993 về quản lý Nhà nước về giá nhằm triển khai công tác quản lý giá theo yêu cầu của cơ chế mới trên địa bàn toàn tỉnh. Cũng từ thời điểm này, cấp huyện đã đảm nhiệm công tác quản lý nhà Nước về giá mà cơ quan quản lý trực tiếp và tham mưu chính là các Phòng Tài chính Giá cả cấp huyện.
|
Chuẩn bị cho Hội chợ thương mại Lạng Sơn |
Công tác quản lý giá ở cấp vĩ mô đã vận dụng những chính sách quan trọng tác động thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội thông qua hàng loạt các giải pháp: cung cầu, lãi suất, kìm chế lạm phát, xuất nhập khẩu, giải phóng mặt bằng, đầu tư, huy động vốn, chính sách thuế, trợ giá, trợ cước…Những giải pháp và thành tích quản lý giá cả phù hợp với cơ chế thị trường từ thời kỳ đổi mới đến nay được đánh giá rất cao và luôn được điều chỉnh sát thực tế. Đối với cấp huyện, công tác quản lý giá là một trong những khâu, là cơ sở cho sự thành công của chính sách giá, có tác dụng tích cực, góp phần không nhỏ vào công tác điều hành chung trong công tác quản lý giá của các cấp.
Đơn cử như huyện Văn Lãng, những năm qua thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các cấp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong đời sống phát triển kinh tế, cải thiện các lĩnh vực xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Trong giai đoạn 2005- 2010, nền kinh tế của huyện tiếp tục có bước tăng trưởng khá, GDP bình quân hàng năm đạt khoảng 10,7%, cơ cấu cơ bước chuyển dịch đúng hướng, từng bước khai thác được tiềm năng kinh tế của cửa khẩu về thương mại- dịch vụ- du lịch- xuất nhập khẩu, tỉ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 50% năm 2005 xuống còn 48% năm 2010, ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 21% lên 22,5%, ngành dịch vụ từ 29% lên 29,5%. Chỉ cần qua một ví dụ, có thể nhận thấy công tác quản lý giá phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương được thể hiện qua khá nhiều khâu điều hành và có tác dụng tích cực. Đó là do: hàng năm cơ quan tài chính kế hoạch cấp huyện có những đóng góp nhất định, tham mưu và tham gia việc kiểm tra bình ổn giá cả thị trường nhằm kiềm chế lạm phát. Thực hiện các chương trình công tác và nhiệm vụ của chính quyền, ban ngành các cấp. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý thị trường nắm chắc diễn biến về giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng như: lương thực thực phẩm những ngày lễ tết, sản phẩm sữa, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng…cũng như việc chấp hành giá cả của các đơn vị sản xuất kinh doanh để báo cáo và có giải pháp bình ổn giá cả từng thời điểm.
Đối với công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện trợ giá, trợ cước các mặt hàng chính sách miền núi, công tác giá cấp huyện đã chủ động việc xác định đối tượng được hưởng và tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các đơn vị doanh nghiệp có chức năng cung ứng đầy đủ, kịp thời và xác nhận đầy đủ cho đơn vị làm cơ sở cho thanh toán trợ giá trợ cước của Nhà nước. Hiệu quả thiết thực của những việc làm trên mang lại đã có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn.
Hoàng Huy
Ý kiến ()